Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ấn Độ Có Thể Lại Là Nhà Cung Cấp Tôm Lớn Cho Mỹ Trong Năm Nay

Ấn Độ Có Thể Lại Là Nhà Cung Cấp Tôm Lớn Cho Mỹ Trong Năm Nay
Ngày đăng: 13/09/2014

Hội nghị Nuôi trồng thủy sản (SIMCAA) diễn ra ở Tegucigalpa, Honduras, từ 27 – 29/8/2014. Undercurrentnews đã ghi lại một số nét chính tại Hội nghị này. Chủ đề trong ngày đầu tiên bao gồm nhu cầu gia tăng về nuôi trồng thủy sản do dân số toàn cầu tăng trưởng, quản lý rủi ro và bảo hiểm trong nuôi tôm và chứng nhận của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC).

Ngày thứ hai tập trung vào các vấn đề kỹ thuật với các thảo luận cùng với các diễn giả về các vấn đề như phương pháp chọn lọc di truyền, chất lượng nước và thay thế bột cá trong thức ăn nuôi trồng thủy sản. Ngày thứ ba kết thúc sau nhiều thảo luận về Hội chứng tôm chết sớm (EMS), việc sử dụng phụ gia trong thức ăn nuôi tôm và thương mại tôm toàn cầu.

Ngăn chặn lây lan EMS được coi là quan trọng nhất hiện nay đối với ngành tôm

Phòng ngừa, thay vì chờ đợi một biện pháp chữa trị, quan trọng hơn trong ngăn chặn sự lây lan của EMS, ScottHorton, quản lý bộ phận kỹ thuật của Grupo Acuicola Mexicano cho biết.

Ngành nuôi tôm cần phải làm việc cùng nhau xây dựng quy trình thống nhất nhằm  để ngăn chặn sự lây lan của EMS,đặc biệt là với mối lo ngại rằng EMS đã lan rộng đến Chiapas, một tiểu bang Mexico giáp biên giới Guatamala, ông nói.

Do sự phức tạp của EMS, ngành tôm không thể đợi cho đến khi các nhà khoa học hoàn toàn có thể giải thích nó.

"Không có thuốc nào có thể chữa bệnh này", ông nói. Do đó cần phải có một quy trình thống nhất giúp ngăn chặnhoặc ít nhất là làm chậm sự lây lan của EMS.

Fernando Garcia Abad, Giám đốc phát triển kinh doanh nuôi trồng thủy sản của BioNetworks Epicore  tại New Jerseycho biết ông hy vọng các nước khác ở châu Mỹ La tinh có thể tránh được EMS giống như Indonesia.  "Chúng ta hãy hy vọng nó không đi xuống từ Mexico tới Trung Mỹ," ông nói.

EMS vẫn tấn công Mexico mặc dù nước này quản lý tốt hệ sinh thái và hoạt động nuôi tôm

Sản xuất tôm của Mexico đã rất thuận lợi trước khi xuất hiện EMS, Marcos Moya, người đứng đầu nhóm nghiên cứuMỹ Latinh mở rộng thuộc GAA cho biết.

EMS vẫn xuất hiện ở các quốc gia Mỹ Latinh mặc dù các nước này có phương thức nuôi khác với các nước châu Á, nơi EMS xuất hiện đầu tiên. 

Nông dân Mexico hiểu rất rõ về hệ sinh thái của họ và cố gắng không tác động lớn tới hệ sinh thái này. Họ tập trung vào sản xuất tôm cỡ lớn như 16/20 hoặc 21/25. Nước này cũng có quy định về mật độ thả nuôi và đóng cửa các trang trại từ tháng 12 tới tháng 4 để vệ sinh ao nuôi. Tuy nhiên, EMS vẫn xuất hiện. Nguồn nước có thể không phải là nguyên nhân gây dịch bệnh. Di truyền học có thể là một yếu tố.

Mexico tập trung nghiên cứu EMS

Mặc dù Mexico đã trở thành tâm điểm của EMS ở châu Mỹ Latinh. Nhiều chuyên gia, học giả và cả các nhà sản xuất tôm đã “vào cuộc” để tìm hiểu về việc lây nhiễm EMS ở nước này.

Một khía cạnh mà họ đã nghiên cứu là chuyển trực tiếp tôm giống từ trại ương tới ao nuôi cho  tỷ lệ tôm sống cao hơn so với việc tôm giốngđược vận chuyển quan nhiều khâu. Họ cũng nhận thấy tăng cường an toàn sinh học tại khu ương nuôi và trên đường vận chuyển cũng rất quan trọng.

Các nhà nghiên cứu cũng đã phân tích ảnh hưởng của chế độ ăn đối với tỷ lệ tôm sống. Trong giai đoạn đầu nên cho tôm ăn thức ăn có chất lượng tốt nhất. Có thể chi phí sẽ tăng lên nhưng nếu tôm chết nhiều thì chi phí đó còn lớn hơn chi phí cho thức ăn.

Honduras có thể chống chọi tốt hơn với EMS

EMS rất có thể sẽ lây sang Honduras tuy nhiên những trang trại nuôi tôm ở quốc gia Trung Mỹ này có thể vượt qua dịch bệnh này tốt hơn so với Mexico.

EMS xảy ra đầu tiên ở Trung Quốc năm 2009, lan rộng khắp Đông Nam Á trong 3 năm sau và xuất hiện ở Mexico năm ngoái. Nó đã gây thiệt hại nặng cho ngành tôm nuôi, khiến giá tôm toàn cầu tăng cao và thay đổi thương mại tôm toàn cầu. 

Các tiểu bang của Mexico như Sinaloa, Nayarit và Sonora bị mất khoảng 70% sản lượng tôm do EMS. Chỉ riêng ở Sonora đã thiệt hại hơn 77 triệu USD.

Có dấu hiệu cho thấy EMS đã lan rộng đến Chiapas, một tiểu bang Mexico giáp biên giới Guatamala, Scott Horton, Giám đốc kỹ thuật nuôi trồng thủy sản của công ty Grupo Acuicola Mexicano tại Hội nghị Nuôi trồng thủy sản diễn ra tại Honduras.

Honduras có thể sẽ bị lây nhiễm EMS. Các nước Trung Mỹ thường XK tôm sang Mexico. Honduras mặc dù sẽ không NK tôm bố mẹ từ Mexico do đó EMS sẽ không lây qua đường giao dịch buôn bán. Thay vào đó, nó sẽ đi theo dòng hải lưu hoặc thông qua gió. 

Tuy nhiên, Honduras sẽ chống chọi với EMS tốt hơn bởi họ đã chuẩn bị đối phó với dịch bệnh này. Honduras đã sẵn sàng áp dụng các biện pháp phòng ngừa EMS bao gồm cả các biện pháp an toàn sinh học tối thiểu.

Ấn Độ lại trở thành nước cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ năm 2014

Ấn Độ sẽ tiếp tục là nhà cung cấp số 1 tôm sang Mỹ trong năm nay bởi  XK của Thái Lan vẫn còn ảnh hưởng nặng nề bởi EMS.

Các nhà sản xuất ở Ấn Độ, cung cấp tôm ​​cỡ lớn và trung, đã cải thiện chất lượng và số lượng của họ với việc trao đổi kiến thức với các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới. Ấn Độ XK phần lớn tôm chân trắng sang Mỹ.

Sản xuất tôm được cải thiện ở nhiều nước, ngoại trừ Thái Lan, giá tôm năm 2014 dự kiến sẽ giảm xuống.

Tuy nhiên, vẫn có một số áp lực khác lên về giá như các cơn bão tại một số nước sản xuất chính và nhu cầu của Trung Quốc tăng lên trong quý IV.

Một số phụ gia giúp tăng tỷ lệ tôm sống

Việc sử dụng các chất phụ gia có thể giúp giải quyết một số vấn đề sức khỏe trong tôm, Cesar Molina-Poveda, một chuyên gia về thủy sản cho biết.

Axit hữu cơ, nucleotide, các loại tinh dầu và chế phẩm sinh học có thể giúp khắc phục tác nhân gây bệnh tôm, ông nói. Axit hữu cơ có thể làm giảm lượng vi khuẩn trong ruột tôm, ông nói. Và bổ sung nucleotide có thể giúp tăng tỷ lệ sống của tôm khi nồng độ oxy giảm.

Ecuador tăng sản lượng tôm nuôi nhờ phương pháp chọn giống mới

Sản lượng tôm nuôi của Ecuador đã đạt được mức ổn định sau nhiều năm biến động, một phần là do cải thiện chọn lọc giống.

Dịch bệnh và ảnh hưởng của El Nino đã tác động tới sản xuất tôm của nước này tuy nhiên, Ecuador đã sử dụng một phương pháp lựa chọn khác so với nhiều nước khác.

Nhiều nước trên thế giới sử dụng tôm giống không mang mầm bệnh (SPF), theo đó, tôm bệnh sẽ được loại bỏ và chỉ có tôm khỏe mạnh được giữ lại để đưa vào nuôi.

Tuy nhiên, Ecuador lại tiếp cận theo cách khác. Đó là sử dụng phương pháp kháng bệnh (APE). Tôm sống sót sau khi cho tiếp xúc với dịch bệnh sẽ được đưa vào nuôi. Ecuador đã đi theo hướng tiếp cận mới này và đã thành công.

Cargill: Sản xuất tôm nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố không chỉ riêng thức ăn

Các vấn đề trong sản xuất tôm thường được đổ lỗi do thức ăn nuôi tôm, đại diện của Cargill cho biết. Trong khi đó, hoạt động sản xuất tôm chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Ví dụ, nếu không lựa chọn giống tôm tốt, thức ăn cũng sẽ không thể thay đổi được tỷ lệ phát triển.

Quản lý môi trường cũng rất quan trọng, và cho ăn quá nhiều hay không thay nước cũng sẽ dẫn đến chất lượng kém.Ngoài ra, nhu cầu dinh dưỡng khác nhau dựa trên các giai đoạn phát triển của tôm, vì vậy mỗi giai đoạn phát triển cần thiết thay đổi lượng thức ăn.

Thay thế bột cá trong thức ăn nuôi tôm là ưu tiên hàng đầu của ngành

Thay thế bột cá trong thức ăn nuôi trồng thủy sản tiếp tục là một ưu tiên hàng đầu của ngành tôm. 

Trong khi ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, nguồn thức ăn sử dụng cho ngành này lại hạn chế và chịu sự cạnh tranh mạnh từ các ngành chăn nuôi khác.

Giá bột cá đã tăng lên nhanh chóng trong thập kỷ qua.

Một yếu tố hạn chế trong việc sử dụng protein thực vật là họ không thể cung cấp cholesterol cho tôm. Và thay thế bột cá với dầu cá không phải là một lựa chọn hay bởi vì chúng được sử dụng nhiều cho con người.

Một giải pháp cho các yếu tố "chống dinh dưỡng" trong thức ăn là sử dụng bức xạ gamma để nâng cao giá trị dinh dưỡng.


Có thể bạn quan tâm

Vinafood 2 Sẽ Mua Toàn Bộ Lúa Mùa Nổi Cho Nông Dân Vinafood 2 Sẽ Mua Toàn Bộ Lúa Mùa Nổi Cho Nông Dân

Theo ông Năng, lúa mùa nổi là dạng sản phẩm hiếm nhưng đã được khôi phục tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang và một số nơi khác của An Giang là điều rất đáng mừng. “Càng đáng mừng hơn nữa là lãnh đạo An Giang đã thấy được tầm quan trọng của lúa mùa nổi và các nhà khoa học đã quyết tâm khôi phục lại. Chúng tôi cam kết sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm do nông dân sản xuất ra”, ông khẳng định.

15/01/2015
Vùng Mía Nguyên Liệu Giảm Sút Cả 3 Tiêu Chí Vùng Mía Nguyên Liệu Giảm Sút Cả 3 Tiêu Chí

Vùng mía nguyên liệu cho 3 nhà máy đường trên địa bàn tỉnh hàng năm được ổn định từ 28.600 - 28.800 ha. Trong đó, Nhà máy đường Tate & Lyle 18.800 ha, Nhà máy đường Sông Con 8.200 ha và Nhà máy đường Sông Lam 1.800 ha. Nhưng niên vụ ép 2014 - 2015 này trên cả 3 vùng mía nguyên liệu của 3 nhà máy diện tích năng suất và sản lượng mía đều thấp thua so với kế hoạch đề ra và giảm nhiều so với niên vụ ép năm 2013 - 2014.

15/01/2015
Giá Hồ Tiêu Giảm 10 Ngàn Đồng/kg Giá Hồ Tiêu Giảm 10 Ngàn Đồng/kg

Nguyên nhân khiến giá hạt tiêu giảm là do đang vào vụ thu hoạch, nguồn cung khá dồi dào, nhiều nhà vườn sau khi thu hoạch đều đồng loạt bán ra để thanh toán các khoản công nợ, như: tiền mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công thợ. Theo các nhà vườn, nếu hạt tiêu nằm mức từ 100 ngàn đồng/kg trở lên, người trồng đã có lời cao.

15/01/2015
Rau Chế Biến Cho Thu Nhập 170 Triệu Đồng/ha/vụ Rau Chế Biến Cho Thu Nhập 170 Triệu Đồng/ha/vụ

Diện tích tập trung ở các xã: Tân Thịnh, An Hà, Tân Hưng, Quang Thịnh, Đào Mỹ, Nghĩa Hưng, Hương Sơn. Các doanh nghiệp gồm: Công ty GOC, Công ty cổ phần Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương, Công ty Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

15/01/2015
Phù Cát (Bình Định) Sản Xuất 3.000 Ha Đậu Phụng Vụ Đông Xuân Phù Cát (Bình Định) Sản Xuất 3.000 Ha Đậu Phụng Vụ Đông Xuân

Đậu phụng là một trong những loại cây trồng chính của nông dân Phù Cát (Bình Định), đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích sản xuất liên tục tăng. Vụ Đông Xuân (ĐX) 2014 - 2015, huyện Phù Cát có kế hoạch sản xuất 3.000 ha đậu phụng, tăng hơn 300 ha so với cùng kỳ năm trước; tập trung đầu tư thâm canh để đạt năng suất bình quân 36,5 tạ/ha.

15/01/2015