Nhà Nước Hỗ Trợ Tối Đa Cho Ngư Dân Thái Bình Phục Hồi Sản Xuất Do Ngao Chết
Chiều ngày, 11-9, trong buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định sẽ cùng với tỉnh tháo gỡ khó khăn cho ngư dân nuôi ngao trên địa bàn do bị chết hàng loạt trong thời gian qua.
Theo Bộ trưởng NN-PTNT, kết luận của các đơn vị chuyên môn như Tổng cục Thủy sản và Viện nghiên cứu thủy sản cho biết: Nguyên nhân ngao chết trên diện rộng tập trung cuối tháng 8, đầu tháng 9 vừa qua không phải là do nhiễm vi khuẩn hay vi rút.
Thực tế, ngao chết là do mưa lớn, độ mặn nước biển giảm xuống 8 phần nghìn làm con ngao bị sốc nước ngọt, giảm khả năng đề kháng.
Sau đó, từ ngày 8-8, nước biển lại có độ mặn cao từ 30 đến 32 phần nghìn cùng với thời tiết nắng nóng dẫn đến con ngao bị chết hàng loạt tại hai huyện ven biển là Thái Thụy và Tiền Hải.
Để tháo gỡ khó khăn cho ngư dân, Bộ NN-PTNT trong thời gian tới sẽ đặt trạm quan trắc cảnh báo tại những vùng nước không an toàn nhằm khuyến cáo ngư dân dừng hoạt động sản xuất khi môi trường không bảo đảm
Diện tích nuôi ngao của Thái Bình rất lớn (hơn 3.200 ha), sức cạnh tranh cao, sản lượng chiếm trên 50% toàn quốc. Trong khi đó, ngao giống sản xuất tại chỗ chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã yêu cầu Vụ trưởng Vụ khoa học sớm hoàn thiện công nghệ sản xuất giống ngao trên cơ sở huy động các chuyên gia đầu ngành, kể cả thuê chuyên gia nước ngoài để sớm triển khai tại tỉnh Thái Bình trong năm 2015.
Về việc khắc phục hậu quả do ngao chết diện rộng tại địa phương, Bộ trưởng NN-PTNT khẳng định: Ngao chết là do thiên tai (có yếu tố nắng nóng) cho nên theo quy định của Nhà nước ngư dân Thái Bình sẽ được hỗ trợ thiệt hại.
Bộ trưởng cho biết, Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ 70% kinh phí, còn lại là Ngân sách địa phương. Tuy nhiên, tỉnh Thái Bình cần khẩn trương rà soát, thống kê chính xác, đầy đủ diện tích ngao chết trên thực tế để trình Bộ xem xét, giải quyết.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 25/11/2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bắc Ninh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình “Chăn nuôi gà đẻ trứng trên nền đệm lót sinh học” tại xã Hoà Tiến, huyện Yên Phong.
Dù không có lợi thế về khí hậu, đất đai, song Hà Nam đã đặt ra mục tiêu trở thành “thủ phủ” nuôi bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng với số lượng có thể lên tới 15.000 con.
Thời gian qua, trong khi một số địa phương đang loay hoay tìm hướng đi mới nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, thì tại một số xã của huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang lại đang có bước chuyển dịch, phát triển theo hướng tích cực.
Vụ Mùa 2015, lần đầu tiên Trung tâm Trợ giúp nông dân Hà Nội (Hội Nông dân TP) thực hiện mô hình trên cây lúa giống phân bón NPK chứa silic và vi lượng dạng chelate (NPKSilic).
Theo lãnh đạo HTX hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng), ở vụ hành sớm năm 2015 có 18 hộ trồng hành tím là thành viên của HTX tham gia mô hình trồng cà chua xen hành tím với tổng diện tích hơn 2,8 ha được Công ty TNHH MTV T16 Việt Nam ký hợp đồng bao tiêu.