Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Cói Nguyên Liệu

Sở NN&PTNT vừa phối hợp với tổ chức Hòa bình và phát triển Tây Ban Nha mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng cói nguyên liệu cho 40 hộ dân trên địa bàn xã Duy Phước (Duy Xuyên).
Tại khóa tập huấn, các học viên được cơ quan chuyên môn giới thiệu khái quát về những đặc điểm sinh học của cây cói, nguồn giống, cấu tạo, quá trình sinh trưởng và phát triển.
Đồng thời hướng dẫn việc chọn đất, làm đất, thời vụ gieo trồng, mật độ, cách bón phân, phòng trừ sâu bệnh gây hại và thu hoạch, bảo quản nguyên liệu. Người dân còn được tiếp cận phương pháp tạo ra một số sản phẩm mới từ cây cói như mũ, túi xách…
Được biết, huyện Duy Xuyên hiện có gần 90ha đất trồng cói chuyên canh với khoảng 950 hộ dân tham gia nghề dệt chiếu truyền thống, tập trung nhiều nhất ở 2 xã Duy Vinh và Duy Phước.
Có thể bạn quan tâm

Lan hồ điệp (cattleya) sinh trưởng tốt ở xứ lạnh, nhưng ông Lê Minh Bửu, ở thôn Hòa Sơn, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi đã trồng thành công giống lan này trên mảnh đất khô cằn ngay tại vườn nhà.

Tỏi một tép (còn gọi là tỏi cô đơn, tỏi mồ côi) ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) được nhiều người ưa chuộng và mua với giá gấp 7 lần loại thông thường.

Với kỹ thuật nuôi đơn giản, cho hiệu quả kinh tế cao, một số nông dân ở Cà Mau đang tìm tòi và nhân rộng mô hình nuôi lươn trong bể bê tông.

Chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại hoa màu khác không chỉ giúp giảm lượng hàng hóa nhập khẩu mà còn cân đối lại lượng lúa gạo hiện dư thừa và bảo vệ độ màu mỡ của đất đai.

Theo anh Quàng Văn Phiêu ở bản Pó Lý, xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn (Sơn La): “Chăn nuôi rất quan trọng với kinh tế hộ. Dù nghèo nhưng nếu nuôi thêm được 5-7 mái gà, 1-2 con lợn hoặc 3-4 con dê là mỗi năm tăng thu thêm tiền triệu đấy...”.