Xử Phạt Các Hộ Trồng Thanh Long Trên Ruộng Lúa
Hàm Hiệp được coi là “cái nôi” thanh long của huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận). Người dân nơi đây hàng năm không chỉ tăng về diện tích thanh long, mà còn tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm bằng chương trình VietGAP.
80% hộ trồng thanh long
Ở Hàm Hiệp giờ đây không còn đất trống. Đâu đâu cũng phủ kín thanh long. Nhờ thanh long mà người dân Hàm Hiệp giàu lên nhanh chóng.
Chỉ tính trong năm 2013, sản lượng lương thực 2.250 tấn, (tăng 250 tấn) đạt 112,5% so với kế hoạch. Sản lượng thanh long hơn 43.000 tấn, (tăng 5.000 tấn) đạt 113,2% so với kế hoạch. Trồng mới 38,65ha thanh long, nâng diện tích thanh long tại xã lên 1.415,19ha (với khoảng 2.400 hộ trồng).
Nét nổi bật của Hàm Hiệp là ngoài việc ổn định diện tích, nông dân đã tích cực tham gia thực hiện chương trình thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến đầu tháng 4/2014 Hàm Hiệp đã có 820,2874ha được cấp giấy chứng nhận VietGAP, chiếm 60% số hộ trồng thanh long.
Trong đó, Trung tâm Phát triển cây thanh long Bình Thuận đã kiểm tra và tái cấp giấy chứng nhận VietGAP cho Hợp tác xã thanh long hữu cơ Phú Hội, tổ Suối Dầu, tổ Phú Nhang, tổ Rừng Hầm, tổ Cẩm Hang, tổ Xuân Lộc, tổ Đại Lộc, tổ đường màu ông Ky, tổ Hiệp Điền, tổ Phú Điền 3… với diện tích 389ha. Đồng thời, cấp giấy chứng nhận mới cho 40 hộ dân tổ Đoàn Kết, tổ Bàu Gia với diện tích 37,41ha.
Nhiều hộ nông dân có diện tích trồng thanh long khá lớn từ 8.000 trụ trở lên, hàng năm thu nhập trên 500 triệu đồng như: Trang trại thanh long của anh Trần Thanh Tuấn (mới thành lập Công ty TNHH Tân Tiến) có diện tích 25ha, trồng gần 26.000 trụ thanh long.
Chỉ 1 đợt thanh long trái vụ anh đã thu hơn 3 tỷ đồng. Hay các ông Nguyễn Văn Trọng, Phan Văn Hiếu, Phan Văn Trung, Phan Văn Lương ở thôn Xuân Điền trồng trên 8.000 trụ thanh long.
Xử phạt các hộ trồng thanh long trên đất lúa
Theo ông Nguyễn Văn Thi, Chủ tịch UBND xã Hàm Hiệp cho biết: Trong 3 tháng đầu năm 2014 các hộ dân trồng mới 11,3 ha, trong đó 2,11ha thanh long trồng trên đất lúa, xã đã lập biên bản xử phạt 4 trường hợp và yêu cầu các hộ dân cam kết không tái phạm. Vừa xử lý hành chính bằng hình thức phạt tiền, đồng thời tuyên truyền cho người dân và yêu cầu khôi phục lại hiện trạng ban đầu.
Có thể nói, năm 2014 người dân Hàm Hiệp có sự chuyển hướng không tăng diện tích mà chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long bằng chương trình VietGAP. Đây là hướng đi ổn định và phù hợp với xu thế thị trường xuất khẩu thanh long hiện nay.
Related news
Ở tuổi 27, anh Nguyễn Văn Nhã (sinh năm 1985, xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã là chủ nhân của vườn xoài hơn 7 năm tuổi (diện tích 6 sào), mỗi năm cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng. Anh còn trồng thêm mía, mì; dự định mở rộng vườn tược thực hiện mô hình kinh tế trang trại.
Mấy năm gần đây, nhân dân huyện Hạ Lang đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương đầu tư phát triển đàn dê trở thành hàng hóa, góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập.
Toàn huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) có trên 450 ha trồng sả, tăng gấp 10 lần so với đầu năm 2013, chủ yếu tập trung tại xã: Phú Thạnh, Phú Đông và Phú Tân. Nhiều bà con nơi đây cho biết, trồng sả mang lại lợi nhuận kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa và nông dân hiện trồng xen canh 1 vụ sả, 1 vụ lúa. Giá sả thương phẩm hiện tại được các thương lái từ Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn đến mua với giá 5.500 đồng/kg, lúc cao điểm giá lên tới 7.500 đồng/kg. Sau 3 tháng trồng sả, bà con nơi đây thu lãi gần 10 triệu đồng/1.000 m2 đất.
Nhiều vườn cây ăn trái như vú sữa, xoài, sa pô chê… ở Tiền Giang, Đồng Tháp… đang bị suy kiệt, lão hóa, thậm chí “chết đứng” do thối rễ, khô lá, chết nhánh, làm cho nhà vườn lo lắng. Theo một số nhà quản lý, do chủ vườn, thương lái “bắt” cây ra trái quá mức nên cây mới suy kiệt, chết. Còn các nhà vườn lại bảo cây chết là do bón nhầm phân giả, nên nguồn nước, đất vườn bị ngộ độc làm hại cho cây…
Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ”, do Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì thực hiện đã xây dựng được một quy trình công nghệ nuôi cua đồng phù hợp với điều kiện của tỉnh, giúp nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo có thể áp dụng.