Chính Thức Miễn Thuế Xuất Khẩu Cao Su Tự Nhiên

Thuế suất hiện tại của các mặt hàng này là 1% và mức thuế suất mới sẽ áp dụng từ 2/10/2014.
Sau gần 2 tháng xin ý kiến, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 111/2014/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng cao su thuộc nhóm 40.01, 40.02, 40.05 quy định tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC xuống 0%.
Các mặt hàng được giảm thuế thuộc các nhóm: Cao su tự nhiên, nhựa cây balata, nhựa két, nhựa cây cúc cao su, nhựa cây họ sacolasea và các loại nhựa tự nhiên tương tự, ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, lá hoặc dải (mã 40.01);
Cao su tổng hợp và các chất thay thế cao su dẫn xuất từ dầu, ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, lá hoặc dải; hỗn hợp của một sản phẩm bất kỳ của nhóm 40.01 với một sản phẩm bất kỳ của nhóm này, ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, lá hoặc dải (mã 40.02); Cao su hỗn hợp, chưa lưu hóa, ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, lá hoặc dải (mã 40.05).
Thuế suất hiện tại của các mặt hàng này là 1% và mức thuế suất mới sẽ áp dụng từ 2-10-2014.
Trước đó, Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) đã gửi Bộ Tài chính kiến nghị điều chỉnh giảm thuế xuất khẩu cao su từ mức 1% xuống 0% đối với 3 mặt hàng cao su sơ chế (latex, cao su hỗn hợp, crếp) nhằm tăng tính cạnh tranh về giá so với các nước trong khu vực, khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm, tạo sự bình đẳng trong sản xuất và xuất khẩu giữa các mặt hàng cao su.
Trong đó, VRA cho biết, từ năm 2013 đến nay ngành cao su gặp nhiều khó khăn do giá cao su giảm mạnh. Hiện nay, giá cao su xuất khẩu dao động trong khoảng 36 - 41 triệu đồng/tấn, giảm đến 56% so với năm 2011 do nguồn cung thế giới vượt hơn nhu cầu làm lượng cao su tồn kho lên mức cao kỷ lục.
Kim ngạch xuất khẩu, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp đang giảm dần. Cụ thể, lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp cao su đã sụt giảm mạnh, có doanh nghiệp giảm đến 99,5% lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước.
Việc điều chỉnh thuế suất này là động thái của Bộ Tài chính nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho ngành cao su, làm tăng tính cạnh tranh về giá trong tình hình cung thế giới đang cao hơn nhu cầu.
Có thể bạn quan tâm

Sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội và cưới hỏi. Với nhiều hộ chăn nuôi gia cầm và thủy sản ở tỉnh Bắc Giang thì đây là mùa làm ăn. Vì thế, thời điểm này, vừa thu hoạch sản phẩm bán Tết, các hộ vừa tập trung chăm sóc đàn gia cầm và ao cá để bảo đảm nguồn cung ra Giêng.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn các địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện; đồng thời thông báo ngay chủ trương này trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ông Trần Thanh Tùng - Đội trưởng Đội QLTT Tân Phú (TP.HCM) cho biết: “Đây là đợt kiểm tra tổng quát trên địa bàn nhằm phát hiện hàng hóa giả, không rõ nguồn gốc cũng như chất lượng để người sử dụng các mặt hàng an tâm hơn. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ”…

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Mùi này, nông dân trồng thanh long vụ nghịch phục vụ thị trường trái cây bày Tết ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) vô cùng phấn khởi do giá thanh long tăng mạnh trở lại sau thời gian liên tục giảm giá. Hiện nay, thanh long ruột trắng được các thương lái thu mua tại vườn với giá cao gấp đôi so với tháng trước và rất hút hàng.

Do đặc thù khí hậu nên phần lớn các chủng loại hoa kiểng thế mạnh ở Sa Đéc đều là loại hoa nhiệt đới. Vì vậy, nhu cầu của thị trường về các loài hoa ôn đới là rất cao. Hiện nay, phần lớn các sản phẩm hoa ôn đới Sa Đéc được tiêu thụ tại TP.Sa Đéc đều được nhập từ Đà Lạt và Hà Nội, vì vậy giá thành của các loại hoa ôn đới khá cao so với các giống hoa nhiệt đới có tại địa phương.