Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Xử Lý Bò Bị Chướng Hơi Dạ Cỏ

Xử Lý Bò Bị Chướng Hơi Dạ Cỏ
Ngày đăng: 23/07/2013

Vào mùa khô, bò chỉ ăn rơm, cỏ khô, thiếu thức ăn xanh nên hệ thống tiêu hóa, sức khỏe giảm. Đặc biệt hệ vi sinh vật trong dạ cỏ chưa thích ứng với các thức ăn khác. Đầu mùa mưa, cỏ phát triển, bò ăn nhiều nhưng sức tiêu hóa kém, không thích hợp với hệ vi sinh vật trong dạ cỏ dẫn đến tiêu chảy, rối loạn hệ thống tiêu hóa gây ra các phản ứng lên men, sinh hơi nhiều gây chướng hơi dạ cỏ.

Ngoài ra bò chướng hơi vì mắc một số bệnh khác như: Viêm nhiễm ruột, dạ múi khế, dẫn đến giảm nhu động dạ cỏ, hơi từ dạ cỏ chậm thoát ra ngoài. Bò bị viêm hầu, họng sưng không nhai được thức ăn tồn đọng lâu lên men sinh hơi gây ra chướng hơi dạ cỏ.

Triệu chứng: Bò đang ăn bình thường hay đứng ở chuồng, phần hõm hông phía trái căng phồng nhanh, căng phồng cao hơn cả sống lưng. Khi gõ có tiếng kêu rõ, ấn tay vào như quả bóng đầy hơi. Bò thở khó, thở nhanh, đi lại khó khăn, mắt trợn ngược, nếu không can thiệp kịp thời rất dễ tử vong.

Điều trị: Cho uống ngay 1 trong các loại dung dịch:

1. Dung dịch thuốc tím: 1gr/1 lít nước, uống 3 – 5 lít.

2. Nước dưa chua: 3- 5 lít.

3. Bia hơi: 3 – 5 lít.

Dùng biện pháp cơ học, lấy tay kéo lưỡi bò ra và sát nước gừng vào lưỡi để gây ợ hơi ra ngoài.

Dùng tay lấy phân ở hậu môn ra để thông hơi, lấy rơm chà xát ở hông bên trái làm tăng nhu động của dạ cỏ.

Nếu có điều kiện gần trạm thú y hay có dụng cụ và thuốc thú ý:

Tiêm tĩnh mạch MgSO4 (Mazê Sunpat) 50-60ml/100kg trọng lượng.

Tiêm Strychnin B1 20ml/con

Tiêm Dilocarpin 1% 10 – 15ml/con

Hoặc dùng: Magiêsi sulphate 100gr

Muối ăn 50gr

Thuốc tím 2gr

Pha 3 loại này vào 2 lít nước cho uống 2 lần/ngày.

Dùng muối ăn 100gr, tỏi 50gr, gừng 30gr giã nhuyễn và pha vào 2 lít nước cho uống 2 lần cách nhau 2 – 3 giờ.

Khi đã dùng tất cả các biện pháp không khỏi, thấy bò vẫn căng hơi có khả năng nguy hiểm (tử vong) thì phải chọc thủng hông trái để cho hơi ra ngoài. Dùng Trocart, cây trúc nhỏ chọc thẳng vào hõm hông trái nơi căng nhất. Khi chọc dùng ngón tay bịt đầu lỗ lại, cho hơi ra từ từ đừng cho ra nhanh gây choáng bò sẽ chết đột ngột. Khi hơi ra hết vẫn để nguyên Trocart tại đó để cho hơi thoát ra đến khi bò khỏi hẳn. Tiêm kháng sinh chống nhiễm trùng dùng:

1. Ampi-Septol 1ml/10kg trọng lượng

2. Chlotetradexa 10ml/100kg trọng lượng

3. Gentamycin 1ml/10kg trọng lượng

Bệnh chướng hơi dạ cỏ xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa, vì vậy khi bò ăn nhiều cỏ non nên trộn thêm ít rơm khô. Bò mới đẻ có chế độ ăn từ thấp đến cao, không cho bê nhỏ bú sữa bò mẹ bị viêm vú, sữa vắt ra cho bê uống ngay không để lâu.


Có thể bạn quan tâm

Hướng lai tạo các giống bò chuyên thịt ở Việt Nam Hướng lai tạo các giống bò chuyên thịt ở Việt Nam

Bò lai Zebu có nhiều đặc tính quý, đã khắc phục được các nhược điểm của bò Vàng.

04/01/2016
Quản lý chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa theo VIETGAHP Quản lý chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa theo VIETGAHP

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của người dân cần những sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, sản phẩm sạch. Trong đó, sữa bò sạch và an toàn phải đảm bảo không có dư lượng thuốc kháng sinh; không mang các mầm bệnh truyền nhiễm như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… Muốn vậy, người chăn nuôi bò sữa cần phải thực hiện quy trình chăn nuôi theo VIETGAHP.

04/01/2016
Thức ăn cho bê giai đoạn sau cai sữa (6 - 21 tháng tuổi) Thức ăn cho bê giai đoạn sau cai sữa (6 - 21 tháng tuổi)

Thời kỳ này bê chuyển từ thức ăn là sữa mẹ sang thức ăn thô xanh và một phần thức ăn tinh. Giai đoạn này nếu nuôi dưỡng không tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sau này của bê. Nên phân đàn bê thành nhóm có tuổi, thể trọng tương đồng để dễ chăm sóc và quản lý.

04/01/2016
Bệnh viêm tử cung trên bò sữa và biện pháp điều trị Bệnh viêm tử cung trên bò sữa và biện pháp điều trị

Viêm tử cung là một trong những tổn thương đường sinh dục, bệnh thường xảy ra khi thú sẩy thai, sót nhau, sau khi sinh, sau khi gieo tinh nhân tạo.

04/01/2016
Bổ sung Urê vào khẩu phần thức ăn nuôi bò sữa Bổ sung Urê vào khẩu phần thức ăn nuôi bò sữa

Bò sữa là động vật nhai lại có dạ dày chia làm 4 ngăn, trong đó dạ cỏ có dung tích rất lớn.

04/01/2016