Kinh Nghiệm Phát Hiện Chính Xác Động Dục Ở Bò Sữa
Việc xác định được chính xác thời điểm động dục chín muồi để thụ tinh cho bò là công việc khá quan trọng. Song hiện tượng động dục của bò không dễ thấy, thường chỉ có những người chăn nuôi giàu kinh nghiệm và chịu khó quan sát theo dõi hàng ngày mới phát hiện chính xác để phối giống kịp thời cho bò.
Người chăn nuôi cần nắm được các đặc điểm sau:
- Bò cái tơ có thể động dục từ 14 tháng tuổi nhưng không nên cho phối giống lúc này mà nên bỏ qua 2 - 4 lần động dục tiếp theo tức cho bò phối giống lúc 16 - 18 tháng tuổi. Chu kỳ động dục của bò cái là 21 ngày. Đôi khi có trường hợp sớm thêm 1 - 2 ngày.
- Hiện tượng "rượng đực":
Vào khoảng ngày 14 - 15 của chu kỳ, bò cái có hiện tượng "rượng đực": Bò thường nhảy chồm lên lưng con bò khác (bò đực hoặc bò cái) đi trước hoặc đứng cận kề như cách bò đực chồm lên bò cái để phối giống vậy. Chúng có thể thực hiện điều này ngày vài ba lần và trong nhiều ngày liên tiếp.
- Sát ngày động dục chính:
Bò biếng ăn, nếu là bò mẹ đang vắt sữa sẽ sụt sữa. Bò có cử chỉ hay nhớn nhác nhìn ngó. Có con còn dậm chân như muốn chạy khỏi chuồng. Có con lại rống khan như nhớ bầy đàn. Bò động dục còn có hiện tượng đái lắt nhắt.
- Các dấu hiệu của thời điểm động dục chính thức:
+ Âm hộ bò nở to gần gấp đôi so với bình thường
+ Bò rống nhiều hơn
+ Đái nhiều lần hơn
+ Nước nhờ tiết ra ở âm hộ vừa nhiều vừa đặc thành sợi chảy lòng thòng ra khỏi âm hộ.
Thời gian động dục chín muồi này thường chỉ kéo dài trong 1 buổi. Thời điểm này là thời điểm tuyệt vời nhất để cho bò phối giống hoặc gieo tinh nhân tạo.
Thời gian động dục này nếu không người chăn nuôi không phát hiện và sử dụng được hoặc chậm trễ thì phải chấp nhận trễ 1 chu kỳ tức chậm lại 21 ngày nữa.
Vì vậy, khi bò có hiện tượng động dục, bà con nông dân nên lo chuẩn bị đầy đủ trước cho việc phối giống như bò đực giống mạnh khỏe, trong tuổi khai thác và chu kỳ khai thác tinh (đối với bò sữa cần hạn chế tối đa phương pháp cho nhảy phối giống trực tiếp). Nếu sử dụng thụ tinh nhân tạo (nên sử dụng để đảm bảo sức khỏe của bò và chất lượng thụ tinh) thì cần chuẩn bị tốt loại tinh cọng rạ và các dụng cụ thụ tinh nhân tạo khác để tự gieo hoặc báo cho dẫn tinh viên đến gieo tinh cho bò được kịp thời.
Khi bò cái đã thụ thai thì 21 ngày sau, nó sẽ không có hiện tượng động dục trở lại. Vì vậy, sau khi bò được gieo tinh xong, chủ nuôi phải kiên trì theo dõi tiếp tục 1 - 2 chu kỳ liền kề để xem bò có hiện tượng động dục trở lại hay không để biết chắc chắn bò đã được thụ thai hay chưa.
Tuy nhiên, cũng lưu ý trường hợp tuy đã thụ thai nhưng một số bò cái đến chu kỳ tiếp theo (tức sau ngày thụ tinh 21 ngày) vẫn rống lên vài ba giờ nhưng các dấu hiệu cơ bản của thời điểm động dục chín muồi không có như âm hộ không sưng, không có dịch nhờn... thì không phải lo ngại.
Trường hợp đáng lo ngại là một số bò cái không có biểu hiện động dục rõ rệt hay động dục âm thầm, kín đáo. Bò không rống lên, không nhảy lưn g con khác, không sưng âm hộ và cũng không tiết chất nhờn hoặc có thì cũng rất ít. Với những con mắc chứng này thì người chăn nuôi rất khó phối giống vì không xác định được thời điểm thích hợp mà tiến hành phối giống.
Song tỷ lệ loại bò mắc chứng này rất thấp. Hiện cũng chưa có phương pháp theo dõi nào hiệu quả, trừ xác định bằng máy siêu âm và các thiết bị chuyên dụng khác mà nông hộ khó đầu tư được. Trường hợp khác gây khó thụ thai cho bò sữa là bò cái bị rối loạn nội tiết dẫn đến có động dục nhưng lại không rụng trứng.
Các trường hợp đặc biệt trên, người chăn nuôi nên kiên nhẫn chờ đợi và tuân thủ theo các lời khuyên chuyên môn cao của bác sỹ thú y nhiều kinh nghiệm. Một công tác quan trọng là lập sổ lý lịch cho bò và theo dõi chặt chẽ các chu kỳ động dục của bò để xác định chính xác thời điểm phối giống, đảm bảo hiệu quả của chăn nuôi bò sữa.
Có thể bạn quan tâm
Trong nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên về lượng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi bò sữa, các nhà nghiên cứu nhận thấy lượng thuốc kháng sinh có trong nước ngầm tại California ở mức độ không đáng kể.
Các nhà nghiên cứu ở trường đại học North Dakota State (Mỹ) đã lắp ống dò dạ cỏ và tá tràng cho bốn chú bê đực Holstein (trọng lượng cơ thể ban đầu là 339 ± 10 kg) nhằm nghiên cứu đánh giá những tác động của thành phần (cây) lanh trong khẩu phần ăn cho gia súc giai đoạn tăng trưởng phát triển và gia súc thời kỳ xuất chuồng, quá trình lên men trong dạ cỏ, và vị trí tiêu hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy ngành chăn nuôi bò sữa chỉ tạo ra khoảng 2% tổng lượng khí nhà kính tại Mỹ. Nghiên cứu do trường Đại học Arkansas phối hợp với Trường Đại học Công nghệ Michigan thực hiện.
Trường Cao đẳng Thú y Atlantic tại trường Đại học Prince Edward Island ở Canada đã tiến hành khảo sát mối liên quan giữa hàm lượng Selen trong sữa (có thể có) với sức khỏe bầu vú bò sữa Canada.
Theo nghiên cứu gần đây của Trung tâm Y tế Hà Lan (UGCN) chỉ ra rằng quá nhiều vitamin E có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm vú ở bò sữa.