Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Kỹ Thuật Trồng Khoai Tây Bằng Phương Pháp Làm Đất Tối Thiểu Có Che Phủ Rơm, Rạ

Kỹ Thuật Trồng Khoai Tây Bằng Phương Pháp Làm Đất Tối Thiểu Có Che Phủ Rơm, Rạ
Ngày đăng: 24/08/2013

Các biện pháp kỹ thuật:

1. Giống và thời vụ: khung thời vụ từ ngày 15-10 đến 20-11 và bộ giống của địa phương.

2. Chọn đất - làm đất:

- Chọn chân đất cát pha, thịt nhẹ, thoát nước tốt, trước khi cày đất đủ ẩm.

- Sau khi thu hoạch lúa, cắt ngắn gốc rạ sát đất, dọn sạch rạ trên ruộng.
- Tiến hành cày 1 sá xung quanh ruộng tạo rãnh và cày chia luống rộng khoảng 1,2m, mỗi rãnh cày 2 sá để lên luống.

3. Phân bón:

Lượng bón cho 1 sào bắc bộ: (Như biện pháp trồng thông thường)

Phân chuồng hoai mục: 500-700 kg; lân Lâm Thao: 20kg; kali clorua: 8-9 kg; đạm ure: 7-8 kg

Có thể tăng giảm tùy theo từng chân đất.

Cách bón:

- Bón lót: toàn bộ phân chuồng, lân, vôi, 50% kali, 50% đạm vào giữa luống (Lưu ý bón đạm, kali trước sau đó bón phân chuồng + lân + vôi lên sau).

- Bón thúc 1: Sau khi mầm khoai mọc đạt khoảng 15 - 20 cm: tưới 20 - 25% lượng đạm.

- Bón thúc 2: Sau khi trồng 40 - 45 ngày bón dúi gốc hoặc tưới nốt lượng phân còn lại.

4. Kỹ thuật trồng:

- Sau khi bón phân, dùng cuốc lên luống cho gọn gàng, lưu ý phương pháp này không vun xới nên rãnh phải bảo đảm thoát nước tốt và kín phân.

- Đặt củ giống theo 2 rạch thẳng theo chiều dài của luống, hàng cách hàng 40-45 cm, cây cách cây 25-30cm (mật độ như phương pháp trồng truyền thống). Đặt xong củ nào dùng tay bốc đất bột ở má luống hoặc rãnh phủ kín củ giống.

- Sau khi đã đặt củ giống xong toàn bộ ruộng tiến hành che phủ rơm, rạ kín mặt luống sao cho ép xuống lớp rơm rạ đó có độ dày khoảng 7 cm là được (cứ 1 sào khoai cần 4 sào rạ)

- Tiếp đến dùng bình ôdoa tưới nước ướt đều lên mặt luống.

5. Kỹ thuật chăm sóc:

- Do che phủ rơm rạ và ruộng làm còn đủ ẩm nên ở trong luống được giữ ẩm rất tốt, do vậy chỉ tưới nước khi nào ruộng thực sự khô (vì cây khoai tây không ưa độ ẩm cao).

Kỹ thuật tưới rãnh: đưa nước chảy đều vào 2/3 các rãnh sau đó tháo kiệt ngay, không được ngâm nước lưu tại ruộng.

- Tiến hành nhổ cỏ dại và che đậy lại những nơi rơm rạ bị lật.

- Sau khi cây mọc được khoảng 7-10cm tỉa bớt mầm mỗi cây chỉ giữ lại từ 2-3 mầm khỏe.

6. Thu hoạch:

Chọn ngày khô ráo, cây khoai đã có biểu hiện xuống củ (vàng đều cả cây) tiến hành thu hoạch, phương pháp này do không vun xới nên củ khoai thường tập trung ở sát mặt đất nên không cần dùng cuốc để thu hoạch tránh gây sứt sát cho củ.


Có thể bạn quan tâm

Giống Bò Chuyên Dụng Thịt Charolais Giống Bò Chuyên Dụng Thịt Charolais

Bò đã được đăng ký giống quốc gia vào năm 1864. Bò có kết cấu ngoài hình phát triển cân đối. Thân rộng, mình dày, mông không dốc. Đùi phát triển. Nuôi tốt, 12 tháng bê đực đạt 450-540kg, bê cái đạt 380kg. Ở giai đoạn 6-12 tháng tuổi, bê có thể tăng trọng 1450-1550g/ngày. Giết thịt bê đực lúc 14-16 tháng tuổi tỷ lệ thịt xẻ đạt 65-69%.

09/07/2013
Kỹ Thuật Phòng, Trị Bệnh Tiên Mao Trùng Ở Trâu, Bò Kỹ Thuật Phòng, Trị Bệnh Tiên Mao Trùng Ở Trâu, Bò

Bệnh tiên mao trùng là bệnh ký sinh trùng đường máu, trâu rất mẫn cảm với bệnh này. Bệnh không lây trực tiếp từ con vật ốm sang con vật lành mà do các loại ruồi trâu và mòng hút máu truyền bệnh.

23/07/2013
Phát Triển Bò Sữa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Phát Triển Bò Sữa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Cách đây 20 năm, đàn bò của ĐBSCL (270.400 con) lớn hơn ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH - 171.200 con) và miền Đông Nam Bộ (MĐNB - 142.000 con). Nhưng sau đó, đàn bò ĐBSCL đã giảm đi nhanh chóng, năm 2000 chỉ còn 197.200 con. Trong khi đó đàn bò ĐBSH tăng nhanh tới 488.300 con và ở MĐNB đạt 423.900 con (gấp từ 2,2 đến 2,5 lần ĐBSCL).

07/07/2013
Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Trâu, Bò Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Trâu, Bò

Theo số liệu thống kê có tới 13,8% số trâu, bò mắc bệnh Anthrax (bệnh than) hay còn có tên khác là tili ka bukhar hoặc milzrand. Hiện tượng thường gặp là lá lách sưng to. Nguyên nhân chính do tác nhân gây bệnh có tên là Bacillius anthracis, khi nhiễm bệnh nhiệt độ cơ thể tăng nhanh và sưng cổ

31/07/2013
Vô Sinh Tạm Thời Ở Bò Sữa Và Biện Pháp Can Thiệp Vô Sinh Tạm Thời Ở Bò Sữa Và Biện Pháp Can Thiệp

Không tiêm các dẫn xuất estrogen (trừ yêu cầu chữa bệnh của Thú y). Phân tích những thức ăn nghi ngờ có chứa Zearalenone hoặc độc tố nấm mốc. Hạn chế cho bò sinh sản ăn thức ăn có mycotoxin và những thức ăn có estrogen thảo mộc.

31/07/2013