Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Thức Ăn Cho Bò

Thức Ăn Cho Bò
Ngày đăng: 14/08/2013

Thức ăn thô và thức ăn tinh

Con người dù có thể bay lên đến cung trăng nhưng vẫn không có được một khả năng siêu phàm của loài bò và các loài ăn cỏ khác. Đó là khả năng tăng trưởng phát triển, sinh sản mạnh mẽ và đặc biệt là sản xuất ra sữa giàu chất dinh dưỡng chỉ bằng loại thức ăn rất đơn giản: cỏ.

Bí mật của loài bò chính ở đặc điểm dạ dày có đến 4 túi (trong khi con người chỉ có một), trong đó quan trọng nhất là DẠ CỎ. Đây là phần cơ quan nội tạng có kích thước lớn nhất trong cơ thể bò. Nơi này có thể xem như một nhà máy tổng hợp, chế biến thức ăn đạt hiệu quả gần như tuyệt đối. Nguồn “nguyên liệu” cho nhà máy này là thức ăn mà bò ăn vào và “sản phẩm” của “nhà máy” là nguồn dinh dưỡng cho chính cơ thể bò được tạo ra từ dạ cỏ và cuối cùng là sản phẩm của bò sữa: sữa, thịt và bê con.

Thức ăn mà bò sử dụng được các nhà chăn nuôi chia làm 2 nhóm: thức ăn thô và thức ăn tinh. Những loại thức ăn thô phổ biến có thể kể như: cỏ tươi, cỏ khô, rơm… Tuy nhiên các loại cỏ khô, rơm, rạ… chỉ dành cho các giống bò ta nuôi thịt, cày kéo… Còn bò sữa nên được ăn các loại cỏ xịn hơn, cỏ có “nguồn gốc ngoại nhập” như cỏ Alfafa, cỏ Paspalum, cỏ Mulato… Ngoài ra còn có loại thức ăn ủ chua làm từ các loại cỏ tươi hoặc cây bắp, được để lên men thơm ngon, rất giàu dinh dưỡng và vitamin nhóm B do có sự tham gia của vi khuẩn lên men.

Nhóm thức ăn tinh, hay còn gọi là thức ăn bổ sung gồm có cám hỗn hợp, bã hèm bia, xác mì, các loại củ quả… Những loại này đều có chung đặc điểm là… đắt tiền hơn cỏ nhưng dĩ nhiên là “tiền nào của nấy”. Thức ăn tinh giàu chất đạm và năng lượng, bổ sung đầy đủ những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho bò sữa. Tuy nhiên, lượng thức ăn tinh cần được tính tóan cẩn thận không thiếu, cũng không thừa, nếu không muốn… túi tiền của người chăn nuôi vơi đi một cách không cần thiết và bò dễ mắc các chứng bệnh đường tiêu hóa vì thiếu cỏ tươi.

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho bò

Từ năm 1996, FrieslandCampina VN (với các nhãn hiệu nổi tiếng như Cô Gái Hà Lan, YoMost, Friso, Fristi…) đã thực hiện việc ký hợp đồng thu mua sữa trực tiếp với các hộ nông dân và tiến hành chương trình Phát triển ngành sữa nhằm giúp nông dân chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững.

Trong gần 15 năm qua, công ty đã đầu tư hơn 10 triệu đôla cho các hoạt động: xây dựng 4 trung tâm làm lạnh, 41 điểm thu mua, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng đội ngũ khuyến nông với hơn 70 người để hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi bò. Ngoài ra, chương trình luôn khuyến khích người nông dân xản xuất sữa chất lượng tốt thông qua chính sách trả tiền theo chất lượng sữa.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh nấm da lông ở bò sữa - Nguyên nhân và cách phòng trị Bệnh nấm da lông ở bò sữa - Nguyên nhân và cách phòng trị

Nấm da lông là bệnh thường gặp ở bò sữa và bò nuôi tập trung, đặc biệt là bê sữa một năm tuổi trở lại.

09/01/2016
Phương pháp khám thai cho bò Phương pháp khám thai cho bò

Hiện nay bà con nông dân nhiều địa phương đã chọn nuôi bò cái đẻ để nâng cao mức thu nhập. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa nắm rõ quy trình, biện pháp khám thai cho bò nhằm rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ và nâng cao hiệu quả kinh tế của bò nuôi. Dưới đây xin giới thiệu một số phương pháp khám thai cho bò để bà con tham khảo.

09/01/2016
Phòng và trị bệnh tiêu chảy bê nghé hiệu quả và tận gốc Phòng và trị bệnh tiêu chảy bê nghé hiệu quả và tận gốc

Phòng và trị bệnh tiêu chảy bê nghé hiệu quả và tận gốc

09/01/2016
Điều trị bệnh chướng hơi dạ cỏ ở bò Điều trị bệnh chướng hơi dạ cỏ ở bò

Chướng hơi dạ cỏ là bệnh thường gặp ở bò, xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa. Nguyên nhân là vào mùa khô, bò chỉ ăn rơm, cỏ khô, thiếu thức ăn xanh nên sức khỏe giảm. Vào mùa mưa, cỏ phát triển, bò ăn nhiều cỏ non hoặc ăn nhiều cây họ đậu có chất Saponin như so đũa, bình linh…. Khi nhai lại sẽ tạo các thể sủi bọt cản trở động tác ợ hơi, hơi sinh ra không thoát đi được tích tụ lại làm dạ cỏ căng phồng, nếu không can thiệp kịp thời bò sẽ chết do ngạt thở.

09/01/2016
Kỹ thuật nuôi bò đực giống Kỹ thuật nuôi bò đực giống

Chăn nuôi bò đực giống rất quan trọng vì bò đực giống tốt hay xấu có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất của đàn bò sau này. Phạm vi ảnh hưởng của đực giống rất rộng và lâu dài - Ví dụ: 1 bò đực giống mỗi năm phối giống cho 40 - 50 bò cái thì đẻ ra từ 38 - 47 con bê (với tỷ lệ đậu thai là 95%) và mang 50% đặc điểm di truyền của đực giống. Với ý nghĩa như vậy việc chọn nuôi bò đực giống và kỹ thuật chăm sóc bò đực giống rất cần thiết.

09/01/2016