Một Số Bài Thuốc Nam Chữa Bệnh Chướng Bụng Đầy Hơi Ở Trâu Bò

Bài 1:
Tỏi ta 50-100g, rửa sạch, giã nhỏ, hòa với 200ml nước sạch.
Toàn cây chút chít 200g (có thể thay bằng Đại hoàng)
Nước sạch 1000ml
Toàn cây chút chít rửa sạch, chặt ngắn. Cho 1000ml nước vào sắc kỹ, lọc lấy nước khoảng 500ml, để nguội. Nước thuốc chút chít trộn với nước tỏi cho trâu bò uống trong ngày. Có thể cho uống thêm 2 ngày nữa bệnh sẽ khỏi.
Tỏi là một chất kháng sinh có tác dụng diệt vi sinh vật gây bệnh trong đường ruột. Chút chít có tác dụng kéo nước ở tế bào về ruột, kích thích cơ trơn tăng nhu động, vì vậy khối thức ăn được nhào trộn và đẩy về phía sau một cách nhanh chóng, sớm hồi phục lại sự cân bằng của hệ thống tiêu hóa. Con vật trở lại trạng thái bình thường.
Bài 2:
Lá thị hay lá đậu hà lan 100g
Nước sạch 500ml
Lá thị hay lá đậu hà lan rửa sạch, giã nhỏ hòa với 500ml nước sạch. Cho trâu bò uống trong ngày. Uống liên tục 2 ngày.
Bài 3:
Lá trầu không 100g
Nước sạch 300ml
Lá trầu không rửa sạch, giã nhỏ, hòa với 300ml nước. Lọc lấy nước trong cho uống. Có thể uống cùng với nước tỏi và nước lá thị hay nước đậu hà lan.
Bài 4: Chữa chướng hơi dạ cỏ, chướng hơi ruột
Địa liền 100g (khô 30g)
Rượu 200ml
Cho địa liền vào rượu, lắc đều cho hoạt chất địa liền hòa tan trong rượu. Ngâm 2-3 giờ, chắt lấy dung dịch rượu thuốc. Cho trâu bò uống 1 lần trong ngày.
Với lợn: Địa liền tươi 10g, rửa sạch, băm nhỏ cho lẫn vào thức ăn cho lợn ăn trong ngày.
Bài 5: Chữa chướng hơi, viêm ruột
Than gừng 50g
Nước sạch 500ml
Than gừng tán nhỏ hòa nước cho trâu bò uống 1 lần trong ngày. Ngày uống 2 lần.
Với lợn: 10-20g bột than gừng trộn lẫn thức ăn cho ăn 1 lần. Ngày ăn 2 lần.
(Than gừng: gừng đun trên bếp đảo đều tay đến khi có màu đen).
Có thể bạn quan tâm

Bệnh tiên mao trùng là bệnh ký sinh trùng đường máu, trâu rất mẫn cảm với bệnh này. Bệnh không lây trực tiếp từ con vật ốm sang con vật lành mà do các loại ruồi trâu và mòng hút máu truyền bệnh.

Cách đây 20 năm, đàn bò của ĐBSCL (270.400 con) lớn hơn ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH - 171.200 con) và miền Đông Nam Bộ (MĐNB - 142.000 con). Nhưng sau đó, đàn bò ĐBSCL đã giảm đi nhanh chóng, năm 2000 chỉ còn 197.200 con. Trong khi đó đàn bò ĐBSH tăng nhanh tới 488.300 con và ở MĐNB đạt 423.900 con (gấp từ 2,2 đến 2,5 lần ĐBSCL).

Theo số liệu thống kê có tới 13,8% số trâu, bò mắc bệnh Anthrax (bệnh than) hay còn có tên khác là tili ka bukhar hoặc milzrand. Hiện tượng thường gặp là lá lách sưng to. Nguyên nhân chính do tác nhân gây bệnh có tên là Bacillius anthracis, khi nhiễm bệnh nhiệt độ cơ thể tăng nhanh và sưng cổ

Không tiêm các dẫn xuất estrogen (trừ yêu cầu chữa bệnh của Thú y). Phân tích những thức ăn nghi ngờ có chứa Zearalenone hoặc độc tố nấm mốc. Hạn chế cho bò sinh sản ăn thức ăn có mycotoxin và những thức ăn có estrogen thảo mộc.

Bệnh thường xảy ra ở não và tuỷ sống. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định, nhưng người ta tin tác nhân gây bệnh là prion, một protein, gần giống vi-rút nhưng không có tính chất di truyền.