Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê Ở Ba Tri (Bến Tre)
Anh Trương Văn Vòm - cán bộ xã là một trong những người có đàn dê khá lớn tại địa phương, khẳng định sau con bò thì con dê đã tham gia xóa nghèo hữu hiệu nhất. Đầu năm 2013, Dự án IFAD cũng quyết định chọn con dê để hỗ trợ cho hộ nghèo của xã làm kinh tế.
Từ năm 2007, phong trào nuôi dê của xã Vĩnh Hòa (Ba Tri - Bến Tre) phát triển khá mạnh. Lúc đầu chỉ là phong trào nuôi kiểu “làm cảnh” chơi, ai cũng có một hoặc hai con dê nái. Từ từ, nhiều hộ nhân rộng ra, đàn dê của địa phương tăng lên gần 900 con, tập trung ở các ấp: Vĩnh Đức Đông, Bảo Hòa, Bến Vựa, Bến Vựa Bắc... Nhiều địa phương lân cận bắt đầu biết đến chất lượng đàn dê ở Vĩnh Hòa: đẹp, lớn con. Với đàn dê khá lớn, nhiều hộ đã không ngừng tìm kiếm thương lái tiêu thụ. Hiện nay, nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh biết đến thương hiệu “dê Vĩnh Hòa”. Bà con có mối tiêu thụ với sản lượng lớn, rất ổn định, giá cả khá hấp dẫn, do thương lái từ TP. Hồ Chí Minh đến mua. Hiện giá dê thịt, dê nái là 95.000 đồng/kg, dê đực có giá từ 100.000 - 105.000 đồng/kg. Riêng với dê nái tơ, tốt, đẹp để làm giống, có giá từ 12 - 15 triệu đồng/con, dê đực nọc còn có giá cao hơn, từ 20 - 30 triệu đồng/con.
Dê rất dễ nuôi, vì ăn tạp, mau lớn. Một con dê nái đến sáu tháng tuổi là có mang thai (mỗi lần đẻ từ 2 - 3 con), 5 tháng sau, dê đẻ lứa kế tiếp. Dê con từ 3 - 6 tháng có thể bán thịt (trọng lượng đạt từ 20 - 30 kg/con). Giống dê thịnh hành nhất tại địa phương là dê Bắc Kinh mặt sọc (rất lớn con, dê đực có trọng lượng hơn 50 kg/6 - 8 tháng tuổi).
“Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 21,35%, đến nay giảm còn 16,3% (255 hộ). Trong đó, có mô hình nuôi dê thoát nghèo” - Ông Nguyễn Xuân Vinh - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết.
Nhờ nuôi dê, nhiều hộ nghèo của địa phương đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Cụ thể như các hộ: Phan Văn Út, Đào Văn Mỹ, Nguyễn Tấn Lữ, ngụ ở ấp Vĩnh Đức Đông, mỗi hộ nuôi từ 20 - 40 con làm kinh tế gia đình. Mới đây, anh Tùng - ấp Vĩnh Đức Đông, vừa xuất chuồng hơn 1 tấn dê thịt, với giá bán 104.000 đồng/kg, thu nhập hơn một trăm triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Thời điểm này, người nuôi thuỷ sản trong tỉnh Bắc Giang đang tất bật chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho mùa cá mới. Năm nay, thay vì mở rộng diện tích, người dân chú trọng đến năng suất, chất lượng hơn bằng cách nuôi thâm canh, chọn các loại cá được thị trường ưa chuộng.
Thời điểm này, người nuôi thuỷ sản trong tỉnh Bắc Giang đang tất bật chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho mùa cá mới. Năm nay, thay vì mở rộng diện tích, người dân chú trọng đến năng suất, chất lượng hơn bằng cách nuôi thâm canh, chọn các loại cá được thị trường ưa chuộng.
1. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp Bệnh ở cá cũng như bệnh ở các động vật thuỷ sản khác xảy ra là do sự tương tác giữa vật chủ có tính mẫn cảm với bệnh, trong điều kiện môi trường không thuận lợi, cùng với sinh vật gây bệnh có sẵn trong môi trường cũng như cơ thể cá. Do vậy, động vật thuỷ sản chỉ bị bệnh khi 3 yếu tố sau đồng thời xảy ra:
Gần đây, mô hình nuôi cá trong ruộng lúa được nông dân nhiều địa phương áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Xin giới thiệu một số kỹ thuật khi áp dụng mô hình này.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm (QCVN 01 - 80: 2011/BNNPTNT), cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống (QCVN 01 - 81: 2011/BNNPTNT).