Việt Nam Dự Kiến Xuất Khẩu 900 Ngàn Tấn Gạo Trong Quý I/2015
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa đưa ra kế hoạch xuất khẩu gạo trong năm 2015. Theo đó, trong quý I/2015, các DN trong nước dự kiến xuất khoảng 900 ngàn tấn gạo đi các thị trường.
Cân đối kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2015, VFA cho rằng tình hình thị trường sẽ có nhiều diễn biến khó lường. Dự kiến xuất khẩu gạo năm 2015 sẽ đạt ít nhất là 7 triệu tấn, cao hơn 700 ngàn tấn so với mức 6,31 triệu tấn đã đạt được trong năm 2014. Trước mắt, dự kiến xuất khẩu quý 1/2015 là 900 ngàn tấn. Đây là mức thấp nhất trong nhiều năm qua do số lượng hợp đồng đã ký 2014 chuyển sang rất ít, trong khi khả năng ký tiếp các hợp đồng mới chưa ngã ngũ cụ thể.
Hiệp hội lương thực Việt Nam dự đoán 2015 sẽ là một năm cạnh tranh gay gắt cho xuất khẩu gạo Việt Nam, do sự quay lại thị trường của Thái Lan, dự trữ ngày càng tăng của Ấn Độ, Myanmar, Pakistan và Campuchia.
Có thể bạn quan tâm
Trước đó, như Báo Quảng Ngãi điện tự đã phản ánh, từ khoảng đầu tháng 2 vừa qua, tại khu vực hồ chứa Nước Trong, nằm trên địa bàn 2 xã Sơn Bao (Sơn Hà) và xã Trà Thọ (Tây Trà) đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống hàng chục hộ dân trong vùng.
Tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Chỉ khi sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo qui định của nhà nhập khẩu, có đầu ra ổn định thì nghề nuôi tôm mới có thể phát triển ổn định và bền vững.
Tại tỉnh Bến Tre, huyện Ba Tri phát triển nghề chăn nuôi vịt chạy đồng quy mô lớn nhất tỉnh. Nhiều hộ gia đình có nguồn thu nhập chủ yếu từ nuôi vịt thịt và nuôi vịt đẻ trứng. Thời gian qua, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước và các tỉnh lân cận Bến Tre, đã tác động mạnh đến đầu ra của sản phẩm gia cầm, khiến nhiều hộ chăn nuôi gia cầm lo lắng
Những người chăn nuôi đang bị bủa vây tứ phía, đối mặt với nguy cơ phá sản, buộc phải “treo” chuồng, tạm ngưng chăn nuôi vì thua lỗ nặng do sản phẩm không ngừng rớt giá.
Có thâm niên 7 năm trong nghề chăn nuôi lợn, anh Nghiêm Xuân Hùng ở thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là người đã thành công trong việc xây dựng được quy trình chăn nuôi lợn khép kín cho thu nhập ổn định.