Xín Mần chuyển đổi cơ cấu cây trồng ứng phó biến đổi khí hậu
Cũng như nhiều năm trước đây, cứ vào thời điểm này, thời tiết nắng nóng thường xảy ra và kéo dài đến tháng 7, tháng 8, đặc biệt với vị trí địa lý không thuận lợi khiến cho huyện Xín Mần chịu ảnh hưởng của cái nắng nóng gay gắt của phía Tây. Nhiều năm qua, huyện đã nỗ lực trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm khắc phục hạn chế do thời tiết mang lại trong sản xuất nông nghiệp.
Cây trồng vụ Xuân năm nay huyện chỉ đạo trồng các loại cây chủ yếu như: Ngô lai, lúa, đậu tương... Đối với cây ngô là cây trồng chiếm diện tích lớn nhất của huyện. Vụ Xuân năm nay, Phòng Nông nghiệp đã đưa các giống ngô lai năng suất cao và có tính chịu hạn vào trồng như: Ngô lai 885, NK66, NK4300.
Hiện tại số diện tích ngô trà sớm gieo trồng trên đất lúa 1 vụ gồm 1.300ha được trồng vào thời điểm cuối tháng 2 vừa qua, đang trong giai đoạn vào hạt. Còn lại 1.217ha diện tích ngô trà muộn được người dân trồng vào thời điểm đầu tháng 3 đang trong giai đoạn trổ cờ. Mặc dù chịu bất lợi về thời tiết nắng nóng kéo dài trong những ngày qua nhưng diện tích cây trồng vụ Xuân nhìn chung ít bị ảnh hưởng, đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Theo người dân địa phương cho biết thì thời tiết năm nay so với thời điểm này năm ngoái có thuận lợi hơn nhiều. Tuy đầu tháng 4 đến nay xảy ra nắng nóng nhưng thỉnh thoảng vẫn có mưa xen kẽ, ngày nắng nhưng ban đêm khí hậu dịu đi rất nhanh nên cây trồng vụ Xuân cũng ít bị ảnh hưởng hơn so với những năm trước.
Với đặc thù là vùng đất sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài sẽ dẫn đến thiếu nước gây khô hạn làm cho cây trồng giảm năng suất và có thể làm năng suất cây trồng mất trắng. Năm 2014, đợt nắng nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 đã làm năng suất cây trồng giảm xuống đáng kể, thiệt hại 4.147 tấn lương thực chủ yếu là diện tích ngô phân bố tại các xã phía Bắc của huyện như: Trung Thịnh, Xín Mần, Nà Ma, Tả Nhìu...
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, bước vào vụ Xuân năm nay, Phòng Nông nghiệp đã lên phương án khung thời vụ gieo trồng cây vụ Xuân cụ thể, chi tiết, phân công cán bộ theo dõi phụ trách tại cơ sở để nắm bắt tình hình và tiến độ cây trồng vụ Xuân. Thực hiện chuyển đổi số diện tích trồng ngô nương trên cao thường xuyên bị khô hạn do ảnh hưởng của thời tiết có năng suất thấp sang trồng cỏ chăn nuôi gia súc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận đông người dân đăng ký chuyển đổi.
Thành lập các tổ hợp tác tại tất cả các thôn bản và huy động các nguồn quỹ phát triển thôn để hỗ trợ bà con vay vốn sản xuất. Ngoài ra, tiến hành hỗ trợ vốn vay cho các hộ đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng để xóa đói giảm nghèo, trong đó Nhà nước hỗ trợ lãi suất vay vốn 50% mỗi hộ 5.000m2 đất trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ chăn nuôi theo Nghị quyết 47. Đến nay đã có 167 hộ đăng ký chuyển đổi. Bên cạnh đó, tiến hành áp dụng các giống ngô lai năng suất cao, có tính năng phù hợp với điều kiện khí hâu tại địa phương.
Anh Ngô Văn Tăng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Xín Mần cho biết: Thực hiện theo chủ trương phát triển của huyện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 200ha – 250ha/năm. Năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Xín Mần tích cực triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vận động người dân trồng ngô tại những diện tích không thể trồng lúa được do thiếu nước.
Với diễn biến thời tiết nắng nóng có thể kéo dài gây khô hạn cho nhiều diện tích cây trồng chủ yếu như: Lúa, ngô, đậu tương đang trong giai đoạn vào hạt, Phòng Nông nghiệp đã chỉ đạo các cán bộ phụ trách rà soát và tu sửa, nạo vét hệ thống kênh mương nội đồng để đảm bảo nước tưới tiêu cho cây trồng vụ Xuân, chuẩn bị gieo cấy vụ mùa.
Đồng thời, sẽ hỗ trợ giống ngô cho người dân trồng lại (ngô vụ 2) nếu có diện tích ngô bị mất trắng do nắng hạn. Trong thời gian tới, tiếp tục vận động người dân trồng ngô trên nương tăng vụ có diện tích khoảng 1.200ha – 1.400ha. Đây cũng là vụ ngô được đánh giá mang lại năng suất tương đối cao cho người dân trong năm 2014.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 2.10, Sở NN&PTNT tổ chức Hội thi bò cái lai Zebu sinh sản lần thứ 3 năm 2014”. 7 huyện, thành phố trong tỉnh đã về tham dự Hội thi.
Từ chỗ quanh năm chỉ biết đốt nương làm rẫy, một năm may ra chỉ đủ ăn từ 3 đến 5 tháng thì nay nhờ vào cây sắn mà cuộc sống của người dân vùng Lìa đã khởi sắc, không chỉ đủ ăn, đủ mặc mà nhiều hộ đã làm giàu từ cây sắn trên vùng đất khó ngày nào.
Trong những ngày này, đến thôn Tân Trại I, xã Vĩnh Giang (Vĩnh Linh, Quảng Trị) chúng tôi chứng kiến không khí lao động thật sôi nổi, nhà nào cũng đầu tư trồng hồ tiêu. Bên cạnh việc thu mua cây choái bản địa, nhiều hộ còn ra tận Hà Tĩnh, Nghệ An để mua cây choái. Giá một cây choái hiện tại giao động từ 150 đến 180 ngàn đồng, cao gấp 10 lần so với 5 năm về trước nhưng vẫn được nông dân đầu tư.
Từ nay đến tháng 2-2015, Vinamilk sẽ nhập thêm 3.000 con bò sữa và đưa vào hoạt động thêm 4 trang trại công nghệ cao tại Tây Ninh, Hà Tĩnh và Thanh Hóa, dự kiến với tổng số 9 trang trại sẽ đáp ứng 40% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu trong nước.
Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu là từ Trung Quốc, chiếm 49,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc trong 8 tháng năm 2014 đã giảm 8% về lượng và giảm 21,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.