Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Tiêu Trên Đất Vườn Ở Huyện Giồng Riềng

Mô Hình Trồng Tiêu Trên Đất Vườn Ở Huyện Giồng Riềng
Ngày đăng: 13/06/2014

Giồng Riềng là huyện thuộc vùng đất thấp trũng (Tây sông Hậu) của tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mô hình trồng tiêu trên đất vườn của huyện Giồng Riềng được nhiều nông dân quan tâm đầu tư nhân rộng. Điểm đặc trưng nổi bật của mô hình trồng tiêu trong huyện là trồng trên đất liếp vườn dùng cây tràm sống làm trụ.

Mô hình có vốn đầu tư thấp, lợi nhuận cao và ổn định đã hấp dẫn nhiều nông dân xây dựng mô hình. Tới đầu năm 2014, diện tích tiêu của huyện đã có trên 40 ha, năng suất đạt từ 2-3,5 tấn/ha/năm. Những năm đầu, diện tích trồng tiêu chỉ tập trung ở 2 xã Hoà Thuận và Ngọc Hoà, nay đã được mở rộng trên nhiều xã ven theo sông Cái Bé như: Ngọc Chúc, Vĩnh Thạnh, Long Thạnh, Thị Trấn, Hoà Hưng.

Đặc biệt năm 2013, với giá tiêu 130.000 đồng/kg đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho bà con trồng tiêu. Hộ anh Lưu Minh Trí ở ấp Bình Quang xã Hoà Thuận có vườn tiêu từ 4-7 năm tuổi với diện tích 2 ha đã cho thu hoạch ổn định với năng suất 2,5-3,5 tấn/ha/năm, sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận thu được bình quân trên 300 triệu đồng/ha. Hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng các loại cây ăn trái trong vùng.

Chính vì lợi nhuận hấp dẫn nên diện tích tiêu của huyện đang có xu hướng nhân rộng. Tuy nhiên khả năng chịu úng của cây tiêu rất kém, chỉ thích hợp trồng trong vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất còn giàu mùn hữu cơ, dễ thoát nước thuộc các vùng đất ven sông Cái Bé, không thích hợp với các vùng đất sét nặng, có bờ bao bảo vệ, chống lũ an toàn. Bà con cần kiểm tra vùng đất của gia đình xem có thích hợp với cây tiêu hay không trước khi quyết định đầu tư.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Thực Hiện Đề Án Nhân Rộng Các Mô Hình Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Yên Lập Hiệu Quả Thực Hiện Đề Án Nhân Rộng Các Mô Hình Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Yên Lập

Điển hình là dự án phát triển sản xuất thâm canh lúa nếp gà gáy Mỹ Lung thành vùng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện năm 2009 - 2011; mô hình gieo trồng giống lúa (N ưu 838, N ưu 7), 2 giống ngô lai NK 4.300 và DK 9955 và một số mô hình của giống lúa, ngô khác đã được khảo nghiệm trong 4-5 năm trở lại đây…

10/11/2014
40 Ngư Dân Sắp Được Vay Vốn Để Đóng Mới Tàu Cá 40 Ngư Dân Sắp Được Vay Vốn Để Đóng Mới Tàu Cá

Ông Phạm Trường Thọ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đã thống nhất phê duyệt danh sách 40 ngư dân được vay vốn ngân hàng đợt 1 năm 2014 để đóng mới tàu cá theo chủ trương của Chính phủ. Đây là những ngư dân đầu tiên chuẩn bị được vay vốn theo Nghị định 67…

15/11/2014
Gần 408 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Đóng Mới 40 Tàu Cá Theo Nghị Định 67 Gần 408 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Đóng Mới 40 Tàu Cá Theo Nghị Định 67

Theo đó, có 40 tàu được hỗ trợ vay vốn đóng mới tàu có công suất lớn để đánh bắt hải sản, trong đó có 37 tàu cá, 3 tàu dịch vụ hậu cần. Trong số đó có 15 tàu đóng mới bằng chất liệu vỏ thép, 2 chiếc bằng chất liệu vỏ composite, 23 chiếc bằng chất liệu vỏ gỗ.

10/11/2014
Qua 4 Năm Thực Hiện Dự Án Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Qua 4 Năm Thực Hiện Dự Án Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng

Ngay sau khi dự án trồng mới 5 triệu ha rừng kết thúc, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu bảo vệ tốt hơn 13 triệu ha rừng hiện có, cả nước sẽ trồng mới 2,6 triệu ha rừng và có Kết luận về việc thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2015. UBND tỉnh cũng đã có Quyết định thành lập Ban điều hành, Ban chỉ đạo thực hiện

15/11/2014
Cơ Chế, Chính Sách Còn Cơ Chế, Chính Sách Còn "Vênh"

Khảo sát về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ năm 2010 đến nay trên địa bàn huyện Mộ Đức, UBND huyện cho biết đã phê duyệt 77 phương án bồi thường (PABT), hỗ trợ và tái định cư (TĐC) với tổng diện tích đất đã thu hồi hơn 2.000ha của 4.896 hộ. Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ trên 239 tỷ đồng.

10/11/2014