Xuất Khẩu Thủy Sản Dự Báo Đạt 7 Tỉ Đô La Mỹ Cả Năm

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm nay khoảng 7 tỉ đô la Mỹ, tăng 5% so với năm 2013.
Vasep cho biết riêng mặt hàng tôm năm nay sẽ tiếp tục tăng trưởng và có thể mang về cho Việt Nam khoảng 3,5 tỉ đô la Mỹ do việc xuất khẩu tôm sang các thị trường chính như Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc vẫn khả quan.
Cơ sở để Vasep đưa ra dự báo trên là căn cứ trên tình hình xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm nay, đạt 2,86 tỉ đô la Mỹ, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2013. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm tăng ở tất cả các thị trường, còn xuất khẩu cá tra, bạch tuộc đã có dấu hiệu phục hồi.
Cụ thể, trong số 2,86 tỉ đô la Mỹ nói trên, mặt hàng tôm chiếm trên 49%, tương đương 1,4 tỉ đô la Mỹ, tăng 83% so với cùng kỳ năm 2013. Tôm xuất khẩu qua thị trường Mỹ có giá trị tăng trưởng đến 120%, Hàn Quốc 108%, Thụy Sĩ là 109%, còn các thị trường khác đều có mức tăng trưởng từ 11-96%.
Cá tra vẫn tiếp tục tăng trưởng nhờ thị trường Mỹ, còn các thị trường mới như ASEAN, châu Mỹ vẫn tăng dù thấp hơn.
Vasep dự báo mặt hàng bạch tuộc xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng trưởng và có thể đạt 470 triệu đô la Mỹ trong năm nay, còn xuất khẩu cá ngừ sẽ gặp những khó khăn nhất định và chỉ đạt khoảng 450 triệu đô la Mỹ, giảm 15% so với năm 2013.
Ngày 12-6, Vasep có cuộc họp bất thường để lấy ý kiến sửa đổi một số điều lệ của hiệp hội. Cuộc họp đã đưa ra những dự báo tích cực về xuất khẩu thủy sản trong năm nay. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hội viên còn bàn luận về Nghị định 36/2014/NĐ-CP về sản xuất chế biến và xuất khẩu cá tra, về dịch bệnh trên tôm và nhiều vấn đề của ngành thủy sản khác.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2011, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều bất lợi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh diễn biến bất thường... Để sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng, đặc biệt là nông dân đã cố gắng khắc phục khó khăn, chủ động chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tập trung mọi nguồn lực thâm canh cây trồng đem lại hiệu quả thiết thực.

Nhằm khai thác triệt để, tiềm năng lợi thế về các điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá, từ năm 2006, huyện Hạ Lang tiến hành ký kết hợp đồng với huyện Long Châu (Trung Quốc) phát triển trồng mía nguyên liệu xuất khẩu với quy mô đến năm 2015 trồng 1.200 ha.

Trong những ngày lạnh giá của mùa đông, hàng nghìn giáo viên và học sinh các dân tộc huyện Bảo Lâm đã được đón Tết Nhâm Thìn vừa qua trong những căn phòng kỹ túc xá khang trang, sạch đẹp, ấm cúng.

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành một số mô hình kinh tế trang trại (KTTT), góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa, tạo giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. Song, phát triển KTTT đang bộc lộ những khó khăn, bất cập, cần có cơ chế chính sách phù hợp...

Chiều 29-6, giá cá tra loại 1 chỉ còn khoảng 18.500 - 19.000 đồng/kg, người nuôi lỗ 3.000 - 3.500 đồng/kg; dù giá cá giảm mạnh nhưng người nuôi vẫn khó bán bởi các nhà máy hạn chế thu mua.