Xây Nhà Bạc Tỷ Nhờ Trồng Hoa

“Làm ăn ổn định, bền vững, có lãi đều đều là được rồi, chẳng mong gì hơn nữa !”. Tôi được biết, anh mới xây ngôi nhà cả tỷ đồng nhờ tiền bán hoa trong nhiều năm tích lũy.
Một buổi sáng giữa tháng 7.2013, tôi cùng một đồng nghiệp rong ruổi về xã Phú Mậu (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) để tìm hiểu thông tin về việc trồng hoa phục vụ rằm tháng 7 âm lịch (lễ Vu lan báo hiếu theo Phật giáo). Anh Nguyễn Duy Tiến- Chủ tịch Hội Nông dân xã, và anh Hà Út- Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Phú Mậu II tận tình hướng dẫn chúng tôi đi thăm những người chuyên chăm hoa ở làng Tiên Nộn.
Thực tình mà nói, sau 20 năm tôi mới trở lại đây, bây giờ đổi thay nhiều quá, xưa chỉ có lúa và lúa, nay là hoa và hoa trên đường tôi đi. Anh Nguyễn Văn Duẩn - một nông dân thứ thiệt, mới 40 tuổi, người chuyên trồng hoa cúc vàng ở đây, cười tươi rói: “Làm ăn ổn định, bền vững, có lãi đều đều là được rồi, chẳng mong gì hơn nữa !”. Tôi được biết, anh mới xây ngôi nhà cả tỷ đồng nhờ tiền bán hoa trong nhiều năm tích lũy.
Trao đổi với chúng tôi, anh Duẩn cho biết, anh trồng hoa cúc đã gần 10 năm nay, so với trồng lúa lãi gấp 2-3 lần. Với 3 sào hoa cúc vàng chất lượng cao, màu sắc tươi, có thể nở vào mùa hè, trồng được quanh năm, 1 sào cho lãi ròng 40 triệu đồng/năm... Ông Lê Văn Lự thì có khá hơn, vừa trồng 10.000 cây hoa cúc vàng trên 1 sào đất, vừa trồng 500 cây lan Mocara của Thái Lan trên diện tích 130m2. Ông cho biết, hoa cúc theo giá bán buôn được 1.500-2.000 đồng/cây, thu 10.000 cây 1 năm, ông lãi ròng 14 triệu đồng; còn lan Mocara trồng 500 cây đầu tư hết 60 triệu đồng, 6 tháng cho thu hoạch lai rai 7-8 hoa/cây, đủ sống.
Ông Lự dùng “hệ thống tưới tiêu đa năng ứng dụng cho nhà màn trồng hoa Mocara” do các sinh viên Đại học Huế thực hiện, hệ thống này đoạt giải nhất tại triển lãm của học sinh sinh viên trẻ toàn quốc năm 2013. Nhờ thế ông giàu lên trông thấy. Anh Hà Út- một chủ nhiệm HTX lâu năm tại địa phương nói rằng, HTX là đơn vị đầu tư nhiều công sức, tiền của, đất đai, KHKT... cho bà con nông dân ứng dụng mô hình kinh tế mới để làm giàu ngay trên quê hương mình.
Còn anh Nguyễn Duy Tiến- Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu khẳng định chắc như đinh đóng cột, vốn vay cho hội viên, nông dân phát triển sản xuất không thiếu, chỉ sợ rằng nông sản hàng hóa không có thị trường tiêu thụ... Và cũng theo anh Tiến, trồng hoa là mô hình phù hợp và hiệu quả với địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Cuối tháng 11 - thời điểm người dân vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau vào mùa thu hoạch cá sặc rằn (còn gọi cá bổi) cung ứng nhu cầu làm khô dịp Tết Nguyên đán 2014. Người dân đang kỳ vọng giá cá bổi ổn định ở mức cao, để có một cái Tết đầm ấm.

Từ đầu tháng 11 đến nay, ngành chăn nuôi gia cầm tại các tỉnh miền Đông Nam bộ lao đao vì giá thịt và trứng rớt mạnh. Giá bán sản phẩm thấp hơn giá thành khiến nhiều trang trại nuôi gà, vịt đã tính đến giải pháp “treo chuồng” để giảm lỗ.

Với mục tiêu xây dựng và phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn “từ nông trại đến bàn ăn” theo dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi (Lifsap), Hải Phòng đạt kết quả tốt về xây dựng các nhóm GAHP và vùng chăn nuôi VietGap. Tuy nhiên, việc triển khai một số hợp phần khác của dự án vẫn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là các hợp phần xây dựng cơ sở giết mổ an toàn, chợ an toàn thực phẩm. Ban quản lý dự án Lifsap đang triển khai các giải pháp để tăng tốc dự án.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hơn 3.200ha cây ca cao, nhưng từ đầu năm đến nay đã có hơn 600ha cây ca cao bị người dân chặt bỏ. Nguyên nhân là do cây ca cao trồng xen canh dưới tán điều bị sâu bệnh nhiều và hiệu quả không cao. Theo phản ảnh của các chủ vườn, khoảng 2 năm đầu, cây ca cao cho sản lượng khá, sau đó cây ca cao phát triển èo uột, số cây cho trái ít dần, thậm chí bị thối không thu hoạch được.

Niên vụ mía 2012 - 2013, nông dân trên địa bàn huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã trồng mới và lưu gốc được 2.700 ha mía, đạt 100% kế hoạch, tập trung ở các xã: Long Hưng, Hưng Phú, Mỹ Tú, Mỹ Thuận và Mỹ Phước.