Xuất khẩu nông sản chủ lực tiếp tục sụt giảm mạnh
8 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu ba mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam là cà phê, cao su, gạo liên tục trong tình trạng sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Cà phê là mặt hàng có sự sụt giảm mạnh nhất cả về lượng và giá trị
Theo Bộ NN & PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 8 năm 2015 ước đạt 2,38 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 8 tháng đầu năm 2015 lên 19,31 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,18 tỷ USD, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm rất mạnh ở các mặt hàng cà phê (33,1%), cao su (10,2%) và gạo 13,1%.
Theo đó, xuất khẩu cà phê trong 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 87 nghìn tấn với giá trị đạt 175 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 874 nghìn tấn với tổng giá trị 1,79 tỷ USD, giảm 32,7% về khối lượng và giảm 33,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu cà phê trong 7 tháng đầu năm 2015 ở 10 thị trường chính của Việt Nam đều giảm so với cùng kỳ năm 2014.
Cao su là mặt hàng xuất khẩu có sự tăng về khối lượng nhưng giá trị xuất khẩu lại giảm trong 8 tháng đầu năm. Theo đó, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su 8 tháng đầu năm đạt 632 nghìn tấn, với giá trị đạt 922 triệu USD tăng 11,2% về khối lượng nhưng giảm 10,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cao su xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2015 đạt 1.462 USD/tấn, giảm 20,19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặt hàng có mức kim ngạch xuất khẩu sụt giảm đứng thứ ba là mặt hàng gạo. 8 tháng đầu năm, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 4,09 triệu tấn với 1,76 tỷ USD, giảm 8,6% về khối lượng và giảm 13,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, giá gạo bình quân xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm cũng giảm 5,33% so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2015 với 35,21% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này 7 tháng đầu năm giảm 7,2% về khối lượng và 12,46% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú nhất là thị trường Malaysia có sự tăng trưởng đột biến trong 7 tháng đầu năm với mức tăng 95,96% về khối lượng và tăng 74,22% về giá trị, vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu, hạt điều là mặt hàng duy nhất có sự gia tăng cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm. Theo đó, khối lượng xuất khẩu điều 8 tháng đầu năm 2015 đạt 214 nghìn tấn với 1,55 tỷ USD, tăng 8,4% về khối lượng và tăng 22% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2015 đạt 7.274 USD/tấn, tăng 12,94% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 36,55%, 12,43% và 11,95% tổng giá trị xuất khẩu.
Theo Bộ NN & PTNT, việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ tác động tới nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó có cao su. Giá cao su nguyên liệu trong tháng 8 giảm mạnh, với giá mủ loại 32 độ/kg tại Bình Phước hiện được thu mua với giá là 6.720 đồng/kg, giảm so với mức 7.040 đồng/kg hồi đầu tháng 8.
Giá cao su thành phẩm tại Bình Phước, Đồng Nai, Gia Lai, Bình Dương cũng đồng loạt giảm mạnh. Cụ thể, giá cao su SVR3L giảm 2.400 đồng/kg, từ mức 16.200 đồng/kg (31/7) xuống còn 23.800 đồng/kg (21/8); cao su SVR10 giảm 2.000 đồng/kg, từ mức 21.600 đồng/kg xuống còn 19.600 đồng/kg.
Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, kim ngạch nhập khẩu toàn ngành nông nghiệp trong 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 15,33 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, 8 tháng đầu năm 2015 ngành nông nghiệp xuất siêu 3,98 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 22-3, Tập đoàn Dao Heuang Group (Lào) cùng Công ty CP phân phối Blue Star (VN) đã tổ chức lễ ký kết chiến lược để Blue Star đảm nhận phân phối độc quyền các sản phẩm cà phê thương hiệu Dao coffee tại thị trường VN.
Sản lượng cà phê robusta trong tuần qua giảm mạnh nhất trong vòng 4 năm do khô hạn ở Brazil, quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới.
Những năm gần đây, Việt Nam ít có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về thổ nhưỡng trong khi nhiều vùng đất bị biến đổi chất đất, tăng chua phèn. Liệu bản đồ đất đai xây dựng cách đây hàng chục năm có còn giá trị sử dụng?
Hiện nay giá điều tại huyện Định Quán (Đồng Nai) đang mua ở mức cao. Giá điều tươi tại các đại lý được thu mua ở mức 26.500 đồng/kg, tăng hơn 2-4 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm 2013.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trảng Bàng, tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 2013-2014 trên địa bàn huyện là 18.675 ha, đạt 103,15% so kế hoạch.