Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đề nghị xử lý hình sự người sử dụng chất tạo nạc trong nuôi heo

Đề nghị xử lý hình sự người sử dụng chất tạo nạc trong nuôi heo
Ngày đăng: 28/08/2015

Khi có thông tin về việc sử dụng chất cấm hay chất tăng trọng,chất tạo nạc trong chăn nuôi heo xuất hiện trên các kênh truyền thông,nhiều người tiêu dùng đã quay lưng lại với loại thịt này.

Điều đó kéo theo hàng loạt trại chăn nuôi lâm vào cảnh điêu đứng do heo rớt giá, không tiêu thụ được.

Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết như trên tại buổi làm việc với Cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại phía Nam và các cơ quan báo chí tại TP.HCM ngày 26-8 về vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Theo ông Bình, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do phần gốc về quản lý chất cấm trong chăn nuôi lỏng lẻo, ai cũng có thể mua ở bất cứ đâu. Phần ngọn là đầu ra khi heo xuất chuồng đến lò giết mổ… cũng lỏng lẻo.

Khi phát hiện được (sử dụng chất cấm - PV) thì xử phạt hành chính chỉ 15 triệu đồng một trang trại, chẳng thấm vào đâu. “Cần phải xử lý hình sự. Thái Lan, Trung Quốc đều đã áp dụng truy tố trách nhiệm hình sự đối với việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi” - ông Bình nói.

Chia sẻ về cách nhận biết thịt heo ăn chất tạo nạc và heo nuôi bình thường, ông Bình cho hay nhìn miếng thịt heo bình thường lớp da tới lớp mỡ dính liền, độ dày lớp mỡ khoảng 1 cm trở lên thì chọn mua; còn lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh. Màu sắc thịt heo có chất cấm thường đỏ đậm khác thường, sáng và bóng, trong khi thịt heo thường đỏ hồng. Khi nấu, thịt heo chứa chất tạo nạc sẽ có mùi hôi, ra nhiều nước…


Có thể bạn quan tâm

Giải Pháp Tiết Kiệm Cho Nhà Nông Giải Pháp Tiết Kiệm Cho Nhà Nông

Có một giải pháp đang được nhiều nông dân ở Thoại Sơn, An Giang áp dụng khá hiệu quả, đó là sử dụng phân bón lá Super Humate Sen Vàng (sản phẩm của Cty TNHH An Hưng Tường).

15/07/2012
Mô Hình Nuôi Ngao Hoa Và Vẹm Xanh Ở Quảng Ninh Mô Hình Nuôi Ngao Hoa Và Vẹm Xanh Ở Quảng Ninh

Sau những thành công bước đầu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đưa vào nuôi thử nghiệm Ngao hoa và Vẹm xanh – hai loài nhuyễn thể tự nhiên có giá trị kinh tế cao, khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt tốt hơn.

19/07/2012
Giàu Nhanh Nhờ Nuôi Bồ Câu Giàu Nhanh Nhờ Nuôi Bồ Câu

Sau nhiều năm nuôi gà và lợn không thành công, ông Ngô Đình Sáu (thôn Cẩm Phú 1, xã Điện Phong, Điện Bàn, Quảng Nam) chuyển sang nuôi bồ câu lồng.

22/07/2012
Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Lúa Sen Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Lúa Sen

Cũng như nhiều hộ dân khác ở ấp 2, xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), gia đình ông Nguyễn Ngọc Thành trước đây chỉ chuyên canh cây lúa. Đến năm 2011, Chi bộ ấp 2 vận động triển khai thực hiện mô hình trồng sen, đồng thời được chính quyền địa phương hỗ trợ về vốn và kỹ thuật, gia đình ông Nguyễn Ngọc Thành đã tham gia thực hiện mô hình xen canh lúa sen với diện tích 7.000 m2.

24/07/2012
Giống Lúa Chất Lượng Cao Nâng Hiệu Quả Mô Hình Tôm Lúa Giống Lúa Chất Lượng Cao Nâng Hiệu Quả Mô Hình Tôm Lúa

Huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) là huyện chuyên sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Toàn huyện có 1.038 ha nuôi tôm thâm canh và 2.046 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, trong đó, xã Phú Tân là xã chuyên ngư có 410 ha nuôi tôm thâm canh, 2006 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến; xã Phú Đông có 280 ha nuôi thủy sản.

24/07/2012