Xây dựng vùng trồng dược liệu 650 ha ứng dụng công nghệ cao
Thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Lào Cai, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã quy hoạch hình thành các vùng sản xuất, trong đó xây dựng vùng trồng dược liệu ứng dụng công nghệ cao với quy mô 650 ha tại các huyện: Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai.
Cây sâm Ngọc Linh được trồng thử nghiệm tại Sa Pa.
Ngoài sử dụng các giống truyền thống, như đỗ trọng, xuyên khung, các cây dược liệu mới cũng được đưa vào trồng tại Lào Cai, như tam thất, sâm Ngọc Linh, atiso, kỳ tử… áp dụng công nghệ nhà lưới, nhà kính, tưới nhỏ giọt và công nghệ sau thu hoạch.
Hiện Công ty Cổ phần Traphaco và Công ty Cổ phần Nam Dược đã xây dựng được vùng nguyên liệu atiso, đương quy với diện tích vài trăm ha, đồng thời bao tiêu và sản xuất các sản phẩm có thương hiệu trên thị trường, như cao atiso, bổ gan Boganic...
được bào chế từ atiso trồng tại Sa Pa, Bắc Hà.
Có thể bạn quan tâm
Theo chân đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Tả Nhìu (Xín Mần), chúng tôi đến thăm mô hình “Vườn ươm cây sa mộc” ở thôn Vai Lũng. Sau một hồi cuốc bộ, leo đồi; trải dài trước mắt chúng tôi là một màu xanh mướt mắt với những cây giống thẳng tắp. Thật ngạc nhiên và đáng khâm phục biết bao ý chí, nghị lực vươn lên làm giàu của những người nông dân “một nắng hai sương” nơi mảnh đất miền Tây này.
Các anh lãnh đạo xã Nà Chì (Xín Mần) bật mí cho tôi biết: Sau hơn 1 năm thành lập Làng nghề làm chè tại thôn Bản Vẽ, cuộc sống đồng bào ở cả 6 thôn lân cận đều như đã thoát nghèo.
Bằng mô hình bền vững và quyết tâm cao, một số hộ nghèo ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, đã tự giác xin ra khỏi diện hộ nghèo. Nhờ đó, việc xây dựng tiêu chí 11 (hộ nghèo) của xã thuận lợi hơn.
Lô nhãn được doanh nghiệp thu mua trong ngày 21-22/8 tại xã Hàm Tử và Hồng Nam (Hưng Yên), trước khi chuyển vào TP HCM chiếu xạ và xuất khẩu.
Từ một nông dân chân lấm tay bùn, quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” trên ruộng nương, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay ông Nguyễn Công Khanh đã trở thành một “ông chủ” trại gà khép kín với thu nhập tiền tỷ mỗi năm.