Nông dân Đồng Nai trồng thử nghiệm thành công giống bắp biến đổi gen
Đây là mô hình điểm nằm trong chương trình “chuyển giao kiến thức và trải nghiệm canh tác bắp biến đổi gen” do Công ty Dekalb Việt Nam (thuộc Tập đoàn Monsanto, Hoa Kỳ) thực hiện. Theo ông Nguyễn Lâm, nông dân trồng thử nghiệm giống bắp biến đổi gen tại xã Lang Minh (huyện Xuân Lộc), vụ bắp biến đổi gen đầu tiên này bắt đầu cho thu hoạch, năng suất tương đương với các giống bắp lai ông đã trồng trước đó, nhưng giảm được chi phí thuốc trừ sâu và chi phí công lao động. Tham gia mô hình này, nông dân được hỗ trợ toàn bộ giống, hỗ trợ kỹ thuật canh tác và một phần chi phí sản xuất.
Đồng Nai có 2 địa phương tham gia thực hiện mô hình này là Xuân Lộc và Cẩm Mỹ. Dự kiến cuối năm 2015, giống bắp biến đổi gen kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ này sẽ có mặt ngoài thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Trước đây, các hộ gia đình nông dân ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) chăn nuôi bò theo quy mô nhỏ lẻ, mỗi hộ thường nuôi từ 1 đến 2 con. Những năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững nên được các hộ gia đình đầu tư để phát triển đàn bò trên quy mô lớn, mỗi hộ nuôi từ 5 đến 10 con, nhiều hộ có đàn bò lên đến trên 20 con.
Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) có tổng diện tích 200 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 106 ha nuôi công nghiệp và 94 ha vùng ngoại đê. Đối với diện tích vùng ngoại đê, UBND xã Hoằng Phụ chỉ đạo chủ ao đầm nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, trong đó tôm sú, cua là đối tượng chính, đồng thời mở rộng diện tích nuôi bán thâm canh các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm he chân trắng, vẹm, ngao...
Theo tin từ Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, đợt mưa lớn kéo dài trong các ngày từ 26 đến 28/7 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long đang đầu tư mở rộng từ 2.000 mét vuông tăng lên 3.000 mét vuông diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa, Đà Lạt, dự kiến đạt tổng sản lượng trên dưới 10 tấn/năm, trong đó chiếm 70% cá tầm và 30% cá hồi. Sau 4 năm (2006 - 2010) phát triển hiệu quả nghề nuôi cá nước lạnh, từ quy mô hộ gia đình đã vươn lên thành quy mô Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long với lợi nhuận thu về ổn định hàng năm trên dưới 100 triệu đồng/1.000 mét vuông.
Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa hướng tới mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia. Qua gần một năm triển khai, các chuỗi liên kết này đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.