Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Và Áp Dụng Tiêu Chuẩn GAP Để Sản Xuất Trái Khóm Chất Lượng Và An Toàn

Xây Dựng Và Áp Dụng Tiêu Chuẩn GAP Để Sản Xuất Trái Khóm Chất Lượng Và An Toàn
Ngày đăng: 27/12/2013

Nhằm nâng cao chất lượng trái khóm, tiến tới sự ổn định về chất lượng, an toàn thực phẩm theo GAP, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của trái khóm trên thị trường trong và ngoài nước, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam chủ trì thực hiện đề tài "Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn GAP để sản xuất trái khóm chất lượng và an toàn", TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng làm chủ nhiệm.

Đề tài được thực hiện tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) với các mục tiêu: Điều tra, khảo sát các trở ngại chính về mặt kỹ thuật, yêu cầu thị trường, xã hội, tập quán canh tác của nhà vườn hiện nay so với tiêu chuẩn EUREPGAP đối với khóm, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục; tập huấn cho nhà vườn về quy trình sản xuất khóm theo tiêu chuẩn GAP (600 học viên; khoảng 1000 ha trồng khóm); xây dựng mô hình (50 ha, mỗi mô hình có diện tích từ 1-2 ha) sản xuất khóm của nhóm nông dân/tổ sản xuất theo hướng GAP; xây dựng mô hình (2 ha) nhiều nông hộ trồng khóm/nhóm nông dân/tổ sản xuất đạt chứng nhận GAP được chương trình hỗ trợ phương thức, kỹ thuật.

Huyện Tân Phước có đất phèn nên việc trồng các loại cây hoa màu không có hiệu quả kinh tế so với trồng khóm, vì khóm có ưu điểm chịu phèn mà các loại cây ăn quả khác khó có thể thay thế được. Nhóm thực hiện ghi nhận được có 60% hộ có nguồn thu nhập từ khóm là 100%, 38% hộ dân có tỉ lệ thu nhập từ khóm và chăn nuôi là 51- 75%, 2% hộ dân có tỉ lệ thu nhập từ khóm, chăn nuôi và còn là thương lái khóm là 25-50%.

Sau 5 năm thực hiện, đề tài đạt được những kết quả như sau: Đã xây dựng được 01 mô hình nhóm nông dân sản xuất khóm áp dụng VietGAP của HTX Quyết Thắng; 01 mô hình sản xuất khóm của nhóm nông dân/tổ sản xuất đạt chứng nhận VietGAP (với quy mô diện tích 30 ha đạt chứng nhận VietGAP lần 1 vào năm 2009; và đạt chứng nhận VietGAP lần 2 vào năm 2013 với quy mô diện tích 37 ha) của HTX Quyết Thắng; mô hình trồng khóm của nông dân theo GAP, Quy trình sản xuất khóm chất lượng và an toàn (bao gồm quy trình thực hành nông nghiệp tốt trên dứa Queen, Sổ tay chất lượng hợp tác xã áp dụng mô hình sản xuất khóm VietGAP...

Đề tài được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh thống nhất nghiệm thu xếp loại B và giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp huyện ứng dụng và phổ biến cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Giới Thiệu Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sinh Sản Hiệu Quả Giới Thiệu Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sinh Sản Hiệu Quả

Chăn nuôi heo là một trong những lĩnh vực quan trong trong sản xuất nông nghiệp ở Sóc Trăng. Những năm qua dịch bệnh tái phát đã làm cho hiệu quả kinh tế chăn nuôi heo không ổn định. Tuy vậy những hộ chăn nuôi trang trại với những giống heo chất lượng và biết áp dụng tốt tiến bộ kỹ thuật đã vượt qua những thời điểm khó khăn nhất.

11/04/2014
Nợ “Đè” Người Trồng Dưa Nợ “Đè” Người Trồng Dưa

Trung tuần tháng 3, nông dân Phú Yên thu hoạch lứa dưa đợt đầu nhưng gặp nhiều khó khăn do giá giảm. Hiện nay người trồng dưa đang thu hoạch lứa 2 và cũng đối mặt với giá rẻ như cho không. Dưa rớt giá liên tục làm người trồng dưa lỗ vốn, lâm cảnh nợ nần.

11/04/2014
Sẽ Chấn Chỉnh Việc Nghiên Cứu Giống Sẽ Chấn Chỉnh Việc Nghiên Cứu Giống

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát trước tình trạng nghiên cứu giống cho sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập.

11/04/2014
Dưa Hấu 800 Đồng Và Những Cái Chết Báo Trước Dưa Hấu 800 Đồng Và Những Cái Chết Báo Trước

Nền SXNN của chúng ta dù có hội nhập, nhưng vẫn đang trên nền tảng SX nhỏ, gắn với thương lái. "Dưa hấu Tân Thanh" là cái chết theo kiểu buôn chuyến!

11/04/2014
Khi Ngư Dân Chưa Sẵn Sàng Làm Ăn Lớn Khi Ngư Dân Chưa Sẵn Sàng Làm Ăn Lớn

Cuối tháng 3/2014, một cuộc họp về chính sách với ngư dân chuyên nghề khai thác cá ngừ đại dương ở Phú Yên đã được lãnh đạo Tổng cục thủy sản tổ chức nhằm lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của ngư dân về tất thảy những điều đang khiến họ bức xúc, trăn trở khi hành nghề.

12/04/2014