Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Và Áp Dụng Tiêu Chuẩn GAP Để Sản Xuất Trái Khóm Chất Lượng Và An Toàn

Xây Dựng Và Áp Dụng Tiêu Chuẩn GAP Để Sản Xuất Trái Khóm Chất Lượng Và An Toàn
Publish date: Friday. December 27th, 2013

Nhằm nâng cao chất lượng trái khóm, tiến tới sự ổn định về chất lượng, an toàn thực phẩm theo GAP, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của trái khóm trên thị trường trong và ngoài nước, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam chủ trì thực hiện đề tài "Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn GAP để sản xuất trái khóm chất lượng và an toàn", TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng làm chủ nhiệm.

Đề tài được thực hiện tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) với các mục tiêu: Điều tra, khảo sát các trở ngại chính về mặt kỹ thuật, yêu cầu thị trường, xã hội, tập quán canh tác của nhà vườn hiện nay so với tiêu chuẩn EUREPGAP đối với khóm, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục; tập huấn cho nhà vườn về quy trình sản xuất khóm theo tiêu chuẩn GAP (600 học viên; khoảng 1000 ha trồng khóm); xây dựng mô hình (50 ha, mỗi mô hình có diện tích từ 1-2 ha) sản xuất khóm của nhóm nông dân/tổ sản xuất theo hướng GAP; xây dựng mô hình (2 ha) nhiều nông hộ trồng khóm/nhóm nông dân/tổ sản xuất đạt chứng nhận GAP được chương trình hỗ trợ phương thức, kỹ thuật.

Huyện Tân Phước có đất phèn nên việc trồng các loại cây hoa màu không có hiệu quả kinh tế so với trồng khóm, vì khóm có ưu điểm chịu phèn mà các loại cây ăn quả khác khó có thể thay thế được. Nhóm thực hiện ghi nhận được có 60% hộ có nguồn thu nhập từ khóm là 100%, 38% hộ dân có tỉ lệ thu nhập từ khóm và chăn nuôi là 51- 75%, 2% hộ dân có tỉ lệ thu nhập từ khóm, chăn nuôi và còn là thương lái khóm là 25-50%.

Sau 5 năm thực hiện, đề tài đạt được những kết quả như sau: Đã xây dựng được 01 mô hình nhóm nông dân sản xuất khóm áp dụng VietGAP của HTX Quyết Thắng; 01 mô hình sản xuất khóm của nhóm nông dân/tổ sản xuất đạt chứng nhận VietGAP (với quy mô diện tích 30 ha đạt chứng nhận VietGAP lần 1 vào năm 2009; và đạt chứng nhận VietGAP lần 2 vào năm 2013 với quy mô diện tích 37 ha) của HTX Quyết Thắng; mô hình trồng khóm của nông dân theo GAP, Quy trình sản xuất khóm chất lượng và an toàn (bao gồm quy trình thực hành nông nghiệp tốt trên dứa Queen, Sổ tay chất lượng hợp tác xã áp dụng mô hình sản xuất khóm VietGAP...

Đề tài được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh thống nhất nghiệm thu xếp loại B và giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp huyện ứng dụng và phổ biến cho nông dân.


Related news

Nuôi ốc bươu đen lấy trứng Nuôi ốc bươu đen lấy trứng

Kỹ thuật nuôi ốc bươu đen lấy trứng không quá khó. Với đặc điểm của ốc bươu đen là "ở sạch”, do đó người nuôi cần chú ý đến nguồn nước và cách thức cho ăn

Wednesday. July 14th, 2021
Nuôi ốc nhồi kết hợp ếch thu nhập 100 triệu đồng mỗi năm Nuôi ốc nhồi kết hợp ếch thu nhập 100 triệu đồng mỗi năm

Mỗi năm, thu nhập từ mô hình nuôi ốc nhồi kết hợp nuôi ếch của anh Nguyễn Văn Sáu đạt trên 100 triệu đồng.

Saturday. July 17th, 2021
Trồng sầu riêng hữu cơ, thu tiền tỷ giữa đại dịch Covid-19 Trồng sầu riêng hữu cơ, thu tiền tỷ giữa đại dịch Covid-19

9 năm qua, nông dân Nguyễn Duy Hoàn phủ xanh 5 ha sầu riêng hữu cơ vườn nhà, đồng thời liên kết thành lập HTX ‘bắt tay’ sản xuất nông sản hữu cơ làm giàu...

Saturday. July 31st, 2021
Cô gái trẻ thành công với nấm đông trùng hạ thảo Cô gái trẻ thành công với nấm đông trùng hạ thảo

Đinh Hạnh, cô gái trẻ 9X đã làm chủ được quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo đầu tiên tại Ninh Thuận.

Thursday. August 5th, 2021
Sống khỏe với nghề thuần dưỡng tôm giống Sống khỏe với nghề thuần dưỡng tôm giống

Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ tôm giống đạt chỉ tiêu nuôi quảng canh, anh Phạm Văn Hưng đã mạnh dạn mở trại thuần dưỡng tôm giống Postlarvae 12 (P12)

Monday. August 9th, 2021