Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khi Ngư Dân Chưa Sẵn Sàng Làm Ăn Lớn

Khi Ngư Dân Chưa Sẵn Sàng Làm Ăn Lớn
Ngày đăng: 12/04/2014

Tư tưởng làm ăn riêng lẻ, tiểu nông vẫn luôn là căn bệnh cố hữu trong sản xuất nông ngư nghiệp ở nước ta.

Cuối tháng 3/2014, một cuộc họp về chính sách với ngư dân chuyên nghề khai thác cá ngừ đại dương ở Phú Yên đã được lãnh đạo Tổng cục thủy sản tổ chức nhằm lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của ngư dân về tất thảy những điều đang khiến họ bức xúc, trăn trở khi hành nghề.

Ai cũng kỳ vọng qua buổi trao đổi này, những nút thắt, vướng mắc trong nghề khai thác cá ngừ đại dương, từ cách thức tổ chức khai thác, thu mua đến chế biến, bảo quản… ít nhiều sẽ được tháo gỡ. Tuy nhiên, thực tế không như mong đợi.

Trong suốt buổi trao đổi, nguyện vọng của ngư dân vẫn chỉ là điệp khúc lặp đi lặp lại: đó là những khó khăn về nhiên liện đầu vào tăng cao, rồi vướng mắc tại các cảng cá, khu neo đậu, những nguy hiểm xuất phát từ thiên tai, nhân tai…và cuối cùng là mong muốn được Nhà nước hỗ trợ.

Còn những chuyện sát sườn như nghề khai thác cá ngừ hiện đang chịu lệ thuộc như thế nào vào đầu nậu, bị ép giá ra sao, hay ngư dân đang chịu sức ép về vốn vay như thế nào, đề xuất mức phần trăm lãi suất nếu được hưởng vốn vay ưu đãi… thì không ai đả động tới.

Đem thắc mắc này hỏi ngư dân, họ lý giải: giữa ngư dân và đầu nậu lâu nay đã hình thành mối ràng buộc rất khó thay đổi. Từ chuyện cung cấp nhiên liệu, đến việc khai thác và cuối cùng là tiêu thụ. Việc bàn bạc giữa 2 bên, thực tế không ai muốn “hở sườn” cho người khác biết vì đó là việc riêng của mỗi chủ tàu.

Thậm chí, khi đề xuất xây dựng mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới với vai trò là đại diện hợp pháp, hoạt động dựa trên quyền lợi của ngư dân, có tư cách pháp nhân, giúp ngư dân thuận tiện hơn trong việc tổ chức khai thác cũng như đề xuất chính sách hỗ trợ, vay vốn. Chủ nhiệm HTX chính là một trong số các ngư dân, do chính ngư dân tín nhiệm bầu ra…

Trong khi các ban, ngành chức năng nói có thì ngư dân nói không! Lý do ngư dân đưa ra là mô hình HTX từ xưa đến nay không mang lại hiệu quả, hoạt động theo kiểu “cha chung không ai khóc”. Thêm vào đó, không ai đảm bảo rằng ông chủ nhiệm HTX sẽ có sự minh bạch trong việc điều phối các khoản vay vốn và cũng chưa chắc có ai muốn đứng ra chịu trách nhiệm cho tập thể…Và cuối cùng thì chuyện vốn vay, nguyện vọng của ngư dân vẫn là đề nghị Nhà nước hỗ trợ theo từng chủ tàu.

Rõ ràng, tư tưởng làm ăn riêng lẻ, tiểu nông vẫn luôn là căn bệnh cố hữu trong sản xuất nông ngư nghiệp ở nước ta. Dù trong ngành khai thác thủy sản, những tổ đội đoàn kết, hợp tác tương hỗ đã và đang hình thành ngày càng nhiều, nhưng trên thực tế, họ chỉ chia sẻ thông tin về thời tiết, về ngư trường, hỗ trợ nhau khi gặp rủi ro, hoạn nạn, còn chuyện anh khai thác như thế nào, đàm phán giá cả ra sao thì hoàn toàn riêng rẽ.

Thân ai người nấy lo, ai làm người nấy hưởng! Thế mới có chuyện, trong cùng 1 tổ đội nhưng tàu này bán được giá, còn tàu kia, chở về đến nơi thì lỗ tiền dầu, nợ lương bạn thuyền!

Trong Đề án tổ chức lại ngành khai thác thủy sản theo chuỗi giá trị, mô hình khai thác cá ngừ đại dương được lựa chọn làm thí điểm. Rất dễ hiểu bởi đây là một nghề lẽ ra sẽ mang lại một nguồn ngoại tệ lớn cho nước nhà và người trực tiếp sản xuất cũng được hưởng lợi.

Thế nhưng, hiện nghề này vẫn ì ạch vì công nghệ bảo quản lạc hậu, thiếu dịch vụ hậu cần và thiếu cả một phương thức mua bán minh bạch.

Muốn thay đổi, quan trọng nhất vẫn là tổ chức lại sản xuất. Những tổ đội, nghiệp đoàn nghề cá sẽ phải tiến lên một bước. Không chỉ là giúp đỡ nhau khi gặp tai nạn rủi ro trên biển, chia sẻ thông tin ngư trường, dự báo thời tiết mà xa hơn phải tính đến việc hợp tác khai thác, tổ chức dịch vụ hậu cần theo hướng khép kín. Làm được điều này, chủ đạo vẫn là ngư dân.

Theo ông Tạ Quang Ngọc, nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Tổng cục thủy sản), trong phát triển nghề cá, cần lưu ý mối quan hệ giữa tăng trưởng khai thác thủy sản với cải thiện mức sống và dân trí cho cộng đồng ngư dân sống bằng nghề cá.

Khi họ đã nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích của chuỗi sản xuất khép kín, khi đó, chính họ sẽ là người chủ động thay đổi tư duy cũng như phương thức hành nghề. Cùng với sự hỗ trợ từ Nhà nước, ngành khai thác mới tính đến câu chuyện phát triển bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Bò Trên Nuôi Bò Trên "Đất Khó"

Sự yếu kém về hạ tầng là lực cản rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tiểu Tây - ngôi làng nằm trên ngọn núi Lô. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, người dân Tiểu Tây đã nhìn ra thế mạnh và biết phát huy thế mạnh từ việc trồng cỏ nuôi bò.

15/11/2014
Triển Khai Gói Lãi Suất Cho Vay Ưu Đãi Hỗ Trợ Thu Mua, Chế Biến Cà Phê Ở Hướng Hóa Triển Khai Gói Lãi Suất Cho Vay Ưu Đãi Hỗ Trợ Thu Mua, Chế Biến Cà Phê Ở Hướng Hóa

Năm nay, không chỉ nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) phấn khởi vì giá cà phê tăng hơn năm trước mà các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến cà phê nơi đây cũng rất vui khi được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo- PTNT) huyện tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn với lãi suất thấp.

15/11/2014
Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi

Những tháng cuối năm, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của các loại gia súc, gia cầm yếu; đây cũng là thời điểm hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra sôi động nên dịch bệnh rất dễ xảy ra. Vì vậy, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các hộ chăn nuôi trên địa bàn T.P Thái Nguyên cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh và đói rét cho đàn vật nuôi.

15/11/2014
Mô Hình Phát Triển Lâm Nghiệp Bền Vững Tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Lang Chánh Mô Hình Phát Triển Lâm Nghiệp Bền Vững Tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Lang Chánh

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường, từ năm 2006, Lâm trường Lang Chánh được chuyển thành Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Lang Chánh (gọi tắt là BQL) với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trên diện tích 8.850,08 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó có 3.936,838 ha rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ).

15/11/2014
Hiệu Quả Từ Xã Hội Hóa Nghề Rừng Hiệu Quả Từ Xã Hội Hóa Nghề Rừng

Tỉnh ta xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ lực ở 11 huyện miền núi. Từ Nghị định 02 về giao đất, giao rừng đến các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng sản xuất 661, 147, rừng gỗ lớn... đã cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của nghề rừng ở xứ Thanh.

15/11/2014