Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sẽ Chấn Chỉnh Việc Nghiên Cứu Giống

Sẽ Chấn Chỉnh Việc Nghiên Cứu Giống
Ngày đăng: 11/04/2014

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát trước tình trạng nghiên cứu giống cho sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập.

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát, trong giai đoạn từ năm 2008-2013, bình quân mỗi năm ngân sách Nhà nước chi thông qua Bộ NNPTNT 1.041 tỷ đồng để phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học. Theo đó, ngành đã tổ chức nghiên cứu 1.045 đề tài, trong đó có hơn 300 giống cây trồng, vật nuôi và các kỹ thuật mới được đưa vào sản xuất, trong đó có 102 giống lúa.

“Mặc dù nhiều giống lúa mới như vậy, nhưng chất lượng gạo xuất khẩu của chúng ta vẫn không được nâng lên, một trong những lý do là các giống đó không có gì nổi trội hơn so với giống cũ. Tôi cũng đã đề nghị Bộ KHCN cùng phối hợp, đề xuất những chính sách thu hút mạnh mẽ hơn các lực lượng tham gia vào nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp, vì doanh nghiệp thường nghiên cứu gắn với thị trường nên sản phẩm đề tài sẽ được thương mại hóa nhanh hơn, có tính ứng dụng mạnh mẽ hơn trong sản xuất” – Bộ trưởng Phát cho biết.

Liên quan đến việc, vì sao nhiều năm liền chúng ta khuyến cáo nông dân đồng bằng sông Cửu Long không cấy giống IR50404, nhưng thực tế giống này vẫn chiếm đến 70% diện tích, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, có thực trạng này là do giống IR50404 rất dễ làm, có tính ổn định cao, năng suất cũng vượt trội so với nhiều loại giống lúa khác. Đặc biệt là khi thị trường thuận lợi, IR50404 vẫn bán được với giá không thấp hơn nhiều giống mà chúng ta vẫn gọi là chất lượng cao.

“Nông dân thấy hiệu quả thì họ vẫn làm, đó là điều đương nhiên. Lỗi ở đây là do chúng ta chưa đưa ra được cho nông dân những giống lúa vừa có chất lượng, vừa có năng suất vượt trội so với IR50404.

Tôi xin nhận khuyết điểm này và chúng tôi đã chấn chỉnh lại chương trình nghiên cứu giống. Đề nghị các nhà khoa học nghiên cứu những giống lúa thay vì chỉ bán được với giá 400 USD/tấn, thì hãy làm ra những giống bán được với giá 600 – 800 USD/tấn, nhưng năng suất và độ bền vững phải không thua kém IR50404.

Chúng tôi đã đặt hàng như vậy và hy vọng mấy năm nữa các nhà khoa học sẽ đưa ra được những giống lúa thực sự xuất sắc, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân” – Bộ trưởng Phát nói.

Trước đó, NTNN đã có loạt bài phản ánh tình trạng dù ngân sách hàng năm đầu tư nghiên cứu cho phát triển nông nghiệp, trong đó có nghiên cứu giống, nhưng vẫn rất còn bất cập. Theo Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam, cả nước hiện có 600.000 - 700.000ha lúa lai, nhưng có đến 70-80% diện tích sử dụng giống nhập khẩu.

Còn theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), do khả năng tự sản xuất hạt lúa lai tại Việt Nam chỉ đạt 3.500 - 4.000 tấn/năm (đáp ứng 24% nhu cầu) nên mỗi năm Việt Nam phải nhập khoảng 13.000 tấn hạt giống lúa lai.


Có thể bạn quan tâm

Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Ngành Cá Tra Phát Triển Ở Vĩnh Long Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Ngành Cá Tra Phát Triển Ở Vĩnh Long

Thiếu vốn để sản xuất, chi phí đầu vào tăng cao, tiêu thụ bất ổn cũng như công tác thông tin, dự báo thị trường còn hạn chế là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản nói chung và sản xuất, tiêu thụ cá tra nói riêng của tỉnh Vĩnh Long hiện nay.

27/03/2013
Ngư Dân Khổ Vì Cá Ngừ Đại Dương Rớt Giá Ngư Dân Khổ Vì Cá Ngừ Đại Dương Rớt Giá

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, kết thúc vụ cá ngừ đại dương năm 2012, sản lượng đạt cao nhất từ trước đến nay với hơn 4.000 tấn nhờ người dân chuyển từ nghề câu vàng truyền thống sang câu tay kết hợp đèn pha. Tuy nhiên, chính cách câu này làm giá cá rớt thê thảm.

28/03/2013
Gỡ Khó Cho Xuất Khẩu Cá Tra Gỡ Khó Cho Xuất Khẩu Cá Tra

Điều quan trọng hiện nay là các hộ nuôi và doanh nghiệp cố gắng tập trung vào chất lượng để nâng cao uy tín cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực này.

29/03/2013
Điều Ít Trái, Nông Dân Thấp Thỏm Ở Bình Thuận Điều Ít Trái, Nông Dân Thấp Thỏm Ở Bình Thuận

Đến thời điểm này, nhiều bà con nông dân trồng điều trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đang bước vào mùa thu hoạch. Qua ghi nhận tại các vườn, mùa điều năm nay lượng trái ít hơn năm ngoái nhiều.

30/03/2013
Ngân Hàng Thế Giới Hỗ Trợ Quản Lý Bền Vững Nghề Cá Ven Bờ Của Việt Nam Ngân Hàng Thế Giới Hỗ Trợ Quản Lý Bền Vững Nghề Cá Ven Bờ Của Việt Nam

Ngày 30-3, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, cùng ngày, Ban Giám đốc điều hành Nhóm WB đã phê duyệt một khoản viện trợ bổ sung trị giá 6,5 triệu USD cho dự án Phát triển bền vững các nguồn tài nguyên ven biển nhằm hỗ trợ quản lý bền vững nghề cá ven bờ của Việt Nam.

01/04/2013