Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ động làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét triển khai các bước lập quy hoạch, lập dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, trên cơ sở sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư các Trung tâm nghề cá lớn trong cả nước.
Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lựa chọn chỉ định đơn vị tư vấn để lập quy hoạch, lập dự án đầu tư. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chịu trách nhiệm toàn diện về việc lựa chọn chỉ định đơn vị tư vấn này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư các Trung tâm nghề cá lớn đã có chủ trương, chủ động hướng dẫn địa phương trong công tác triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trên toàn quốc sẽ xây dựng 6 trung tâm nghề cá lớn, trong đó có 5 trung tâm gắn với ngư trường trọng điểm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, căn cứ vào chiến lược phát triển thuỷ sản, sự cần thiết và cấp bách của từng ngư trường và vùng lãnh thổ thì trong năm 2015 sẽ ưu tiên chuẩn bị đầu tư cho Trung tâm nghề cá Khánh Hoà gắn với ngư trường Nam Trung bộ và Trường Sa.
Tiếp theo là Trung tâm nghề cá Đà Nẵng gắn với ngư trường trọng điểm Biển Đông và Hoàng Sa. Sau đó là Trung tâm nghề cá Hải Phòng gắn với ngư trường Vịnh Bắc Bộ, Trung tâm nghề cá Bà Rịa – Vũng Tàu gắn với ngư trường Đông Nam bộ và Trung tâm nghề cá Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam bộ sẽ được kêu gọi đầu tư trong giai đoạn 2016 – 2020.
Có thể bạn quan tâm
Cá chiên thường sống ở khu vực nước sạch, dòng chảy mạnh, nơi có nhiều khe đá. Cá chiên là loài cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao, giá dao động từ 450 đến 500 nghìn đồng/kg.
Quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (trong đó có tôm) được ban hành và đưa vào áp dụng tại Nghệ An từ năm 2011.
Theo Bộ NN-PTNT, trong 10 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt khoảng 5,37 tỷ USD, giảm 17,7% so cùng kỳ năm ngoái.
Năm nay, vùng nuôi tôm nước lợ huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) khá thành công, diện tích thiệt hại dưới 25% nhưng nông dân vẫn tập trung duy trì diện tích lúa trên nền ao nuôi tôm được trên 9.800 ha.
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cá cho các hộ gia đình, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.