Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Các Tỉnh Phía Bắc Quản Lý Chặt Khâu Giống

Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Các Tỉnh Phía Bắc Quản Lý Chặt Khâu Giống
Ngày đăng: 03/05/2014

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), tính đến cuối năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) và sản lượng thủy sản nước ngọt tại các tỉnh phía Bắc đều tăng gần 2% so với năm 2012. Diện tích, sản lượng đều tăng

Theo thống kê, năm 2013 diện tích nuôi thủy sản nước ngọt các tỉnh phía Bắc đạt 209.584ha, tăng gần 4.500ha (1,6%) so với năm 2012; sản lượng đạt 506.761 tấn, tăng hơn 8.000 tấn (1,65%) so với năm 2012.

Đánh giá của Tổng cục Thủy sản là khu vực phía Bắc có nhiều tiềm năng để phát triển NTTS nước ngọt, nước lạnh bởi có nhiều ao, hồ chứa, sông…

Thực tế cho thấy, trong những năm qua, nhân dân trong vùng đã áp dụng nhiều phương thức nuôi đa dạng như nuôi trong ao, hồ nhỏ, lồng bè trên sông, trong đó có nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao như nuôi luân canh, xen canh, nuôi kết hợp. Tuy chưa tạo được vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nhưng NTTS đã góp phần giúp nhân dân trong khu vực, nhất là đồng bào các dân tộc có thêm việc làm, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng sống.

Đáng chú ý là một số địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương đã xây dựng được những mô hình NTTS cho năng suất tới 12 – 15 tấn/ha/vụ như nuôi cá rô phi, cá chép, cá trắm cỏ theo hình thức luân canh, bán thâm canh. Nhiều tỉnh miền núi phía Bắc cũng đã bắt đầu hình thành những vùng NTTS tập trung...

Ngoài ra, tình hình sản xuất và cung ứng giống thủy sản nước ngọt cũng đã có bước tiến đáng kể khi sản lượng giống đã đáp ứng được hơn 80% nhu cầu thả nuôi toàn vùng, ước tính đạt khoảng 12 tỷ con giống các loại…

Tuy nhiên, theo Tổng cục Thủy sản, ngành NTTS nước ngọt ở các tỉnh phía Bắc cũng đang gặp không ít khó khăn, thách thức, do khí hậu và đất đai ở mỗi địa phương có khác biệt tương đối lớn nên năng suất, sản lượng và đối tượng nuôi cũng có sự khác biệt; nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm tới ngành NTTS nên quy mô nuôi còn nhỏ lẻ, tự phát…

Tăng cường quản lý

Tính đến hết tháng 3.2014, các tỉnh phía Bắc đã thả nuôi được 56.000ha thủy sản nước ngọt, trong đó cá các loại chiếm 98,8% diện tích, sản lượng gần 94.000 tấn.

Theo kế hoạch, năm 2014 ngành NTTS nước ngọt các tỉnh phía Bắc phấn đấu đạt sản lượng 508.000 tấn, tương đương 210.000ha diện tích mặt nước. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh và một số loài đặc sản có giá trị kinh tế cao như cá tầm, cá hồi, ba ba…; nhu cầu giống sẽ vào khoảng 12 - 15 tỷ con.

Để đạt mục tiêu đề ra, theo ông Nguyễn Huy Điền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản: “Trong năm 2014 và các năm tiếp theo, các ban ngành từ T.Ư đến địa phương cần quản lý chặt chất lượng và nguồn gốc con giống trong NTTS; tăng cường quản lý vật tư đầu vào như thức ăn, hóa chất cải tạo môi trường, chế phẩm sinh học... Thường xuyên thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện các sai phạm và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng”.

Cũng theo ông Điền, đối với công tác phòng bệnh, các địa phương cần đặt lên hàng đầu và phải triển khai ngay từ đầu vụ nuôi. Các tỉnh ven biển tiếp tục thực hiện tốt giám sát khung lịch mùa vụ, đặc biệt chú ý tới cơ cấu tôm nuôi, giữ vững tỷ lệ tôm thẻ chân trắng và tôm sú để phát huy thế mạnh con tôm sú của Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Các Biện Pháp Chống Nắng, Nóng Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm Trong Mùa Hè Tăng Cường Các Biện Pháp Chống Nắng, Nóng Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm Trong Mùa Hè

Năm nay, theo dự báo sẽ có khá nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao có thể sẽ lên tới gần 40 độ C. Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao sẽ làm cho vật nuôi ăn kém, uống nhiều nước, bức xạ nhiệt lớn, sức đề kháng và sức sản xuất của vật nuôi giảm đáng kể, các loại dịch, bệnh như: tiêu chảy, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng... dễ phát sinh và lây lan. Vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh, bị chết do cảm nắng, nhất là đối với những vùng có ổ dịch gia súc, gia cầm cũ, những địa phương có nhiều trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, gây thiệt hại cho công tác sản xuất chăn nuôi.

16/06/2012
Giải Pháp Cải Tạo Chất Lượng Vùng Mận Tam Hoa Bắc Hà Giải Pháp Cải Tạo Chất Lượng Vùng Mận Tam Hoa Bắc Hà

Mận Tam hoa Bắc Hà là loại quả đặc sản của huyện Bắc Hà (Lào Cai) được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến. Đây là cây trồng xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế của nhiều hộ dân vùng cao nguyên Bắc Hà, tuy nhiên từ năm 2000, cây mận Tam hoa chưa khẳng định được giá trị kinh tế, giá trị văn hoá du lịch vốn có

16/06/2012
Chôm Chôm Thất Mùa, Thất Giá Chôm Chôm Thất Mùa, Thất Giá

Thời tiết không thuận lợi khiến nhà vườn thất mùa chôm chôm.

16/06/2012
Xây Dựng Vùng Lúa Nếp Đặc Sản Xây Dựng Vùng Lúa Nếp Đặc Sản

Nhằm tạo sự đa dạng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, nâng cao thu nhập cho nông dân, xã Yên Quang (Ý Yên - Nam Định) đã từng bước xây dựng cơ cấu giống, mùa vụ hợp lý; trong đó tập trung mở rộng diện tích cấy lúa nếp đặc sản.

16/06/2012
Phát Triển Nông Nghiệp Kết Hợp Với Du Lịch Phát Triển Nông Nghiệp Kết Hợp Với Du Lịch

Không chỉ có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Suối Cá Thần, Cửa Hà, chùa Ngọc Châu..., huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) còn có nhiều tiềm năng để phát triển công - nông - lâm nghiệp.

17/06/2012
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.