Sản Lượng Nuôi Trồng Năm 2013 Đạt Hơn 42.000 Tấn

Sáng 4/1/2014, Sở Nông nghiệp tổ chức hội nghị tổng kết nuôi trồng thủy sản năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014. Tham dự hội nghị có đại diện các huyện, thành, thị, các hộ nuôi trồng điển hình trên toàn tỉnh Nghệ An.
Năm 2013, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn do thời tiết, dịch bệnh... ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Diện tích nuôi trồng đạt 23.440 ha bằng 112%KH. Tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng cả năm đạt 42.125 tấn, bằng 100% KH và bằng 105% so với năm 2012. Trong đó, sản lượng nuôi nước ngọt đạt hơn 33.000 tấn, nước mặn lợ đạt 9.000 tấn.
Năm 2103, công tác sản xuất giống đạt 500 triệu con cá bột, 20 triệu con giống cá rô phi, 1.240 triệu con tôm giống. Tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt khoảng 1.875 tỷ đồng, bằng 110% so với năm 2012.
Các công tác kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh giống và vùng nuôi được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, Chi cục NTTS đã phối hợp với Chi cục thú ý thực hiện công tác quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học, quản lý môi trường và kiểm định chất lượng tôm bố mẹ và tôm giống một cách chặt chẽ.
Năm 2014, ngành đề ra chỉ tiêu sản lượng nuôi trồng đạt 43.500 tấn, trong đó nước ngọt đạt 34.500 tấn và mặn lợ đạt 9.000 tấn. Riêng diện tích nuôi, số lượng cá bột, tôm giống giữ nguyên so với KH năm 2013.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã phát biểu ý kiến trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần nâng cao chất lượng đàn cá bố mẹ, đa dạng hóa đối tượng nuôi, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng nguồn tôm giống; quản lý, kiểm tra việc kinh doanh thuốc, chất lượng thuốc thú y thủy sản... để nâng cao hiệu quả sản xuất của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, được nhận học bổng và học thạc sĩ tại ĐH Southern Taiwan (Đài Loan), nhưng chàng trai 8X Nguyễn Hoàng Hà đã từ bỏ nhiều cơ hội làm việc ở thành phố để về quê… nuôi lợn.

Phú Yên là tỉnh có tiềm năng NTTS rất lớn, nhất là nuôi tôm sú, tôm hùm... Tuy nhiên, khi dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại lớn, thú y thủy sản vào cuộc thì "việc đã rồi". Do trình độ chuyên môn hạn chế nên công tác phòng chống dịch bệnh như "ném đá ao bèo".

Như NNVN từng phản ánh, đợt rét đậm rét hại kèm sương muối năm 2010 đã hạ gục trên 1.000 ha cao su mới trồng tại Hà Giang. Sau cú sốc lớn, tỉnh Hà Giang thận trọng không mở rộng mà chỉ quyết tâm khôi phục diện tích cao su bị chết, nhưng sự đương đầu này quá mạo hiểm.

Còn hơn một tháng nữa là đến mùa trồng sắn, người dân không thể hiểu nổi giá sắn năm nay lại rớt thảm hại như vậy. Những tỉnh trồng nhiều sắn như Lào Cai, Yên Bái hiện còn cả chục ngàn ha sắn, nhổ cũng chết mà không nhổ cũng chết.