Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Đạt Hơn 2,6 Triệu Tấn
Theo số liệu vừa được Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản công bố, sản lượng khai thác thủy sản năm 2013 ước đạt 2.661,8 nghìn tấn.
Trong đó sản lượng khai thác hải sản đạt 2.474,5 nghìn tấn và khai thác nội địa đạt 187,3 nghìn tấn. Tổng sản lượng đạt 101,09% so với năm 2012.
Đánh giá về tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong năm qua, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết, công tác quản lý tàu cá và phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai đã có nhiều chuyển biến rõ rệt.
Việc hướng dẫn tàu thuyền neo đậu; cung cấp các thông tin về thời tiết cho tàu cá đã đáp ứng được nhu cầu kịp thời. Công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác tìm kiếm cứu nạn được triển khai nhanh và có hiệu quả.
Tính đến ngày 10/12/2013, cả nước có hơn 117 nghìn tàu cá, trong đó tàu cá đã đăng ký hơn 116 nghìn chiếc, chiếm 99% số tàu cá. Số tàu đăng kiểm chiếm 95% trong tổng số tàu với khoảng 58 nghìn chiếc.
Theo đánh giá của Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, công tác cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá và giảm tổn thất sau thu hoạch đã từng bước được cải thiện rõ rệt. Số lượng tàu đánh bắt xa bờ cũng tăng mạnh đáp ứng nhu cầu chủ động đầu tư sản xuất theo hướng vươn khơi hoặc chuyển đổi nghề nghiệp của ngư dân do nguồn lợi ven vờ và vùng lộng có dấu hiệu suy giảm.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, nhà nước cũng đã có các chính sách khuyến khích hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển đã góp phần phát triển đội tàu xa bờ của cả nước và gia tăng sản lượng cho ngành khai thác.
Có thể bạn quan tâm
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết về lợi thế cũng như những thách thức của cây ăn trái Việt Nam trong xu thế hội nhập, nhất là tham gia TPP.
Hiện nay, một số vườn cây cao su và điều chưa khép tán được nông dân tận dụng đất để trồng xen các loại cây trồng khác. Những hộ ít đất sản xuất thường mượn hoặc thuê đất để trồng xen cây lương thực như đậu, bắp, lúa...
Nhờ trồng bưởi Diễn, gia đình anh Nguyễn Quang Huy ở bản Tràng Bắn, xã Đồng Vương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Xuất phát là huyện miền núi nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nên khi triển khai xây dựng NTM, Đảng bộ, chính quyền huyện Thuận Châu đã dành những ưu tiên hàng đầu cho việc hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu.
Quảng Trị đang được tưới mát, khoác lên mình một màu áo mới. Đó là nhờ nguồn vốn vay nhanh chóng, kịp thời của Ngân hàng NNPTNT giúp hàng ngàn hộ dân có điều kiện đầu tư xây dựng các mô hình nuôi trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.