Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn tại Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ đồng ý triển khai thực hiện lập quy hoạch và lập dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nghề cá lớn tại Hải Phòng gắn với ngư trường Vịnh Bắc Bộ.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND thành phố Hải Phòng chủ động làm việc cụ thể với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét triển khai các bước lập quy hoạch, lập dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, trên cơ sở sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư các Trung tâm nghề cá lớn trong cả nước.
Hải Phòng là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, 7 tháng đầu năm, giá trị sản xuất thủy sản của địa phương đạt 2.259 tỷ đồng, trong đó giá trị khai thác chiếm 914,4 tỷ đồng bằng 104% cùng kỳ 2014.
Tổng lượng khai thác ước đạt gần 68.000 tấn. Hải Phòng hiện có 3.376 tàu thuyền khai thác thủy sản với gần 20.000 lao động. Trong đó, có 555 tàu khai thác thủy sản xa bờ công suất từ 90 CV trở lên.
Hải Phòng đã đưa ra 3 phương án lựa chọn vị trí xây dựng Trung tâm nghề cá lớn gồm: Khu vực bãi bồi ngoài đê tại xã Lập Lễ (huyện Thủy Nguyên); đảo Bạch Long Vỹ và đảo Cát Bà.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trên toàn quốc sẽ xây dựng 6 trung tâm nghề cá lớn, trong đó có 5 trung tâm gắn với ngư trường trọng điểm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, căn cứ vào chiến lược phát triển thuỷ sản, sự cần thiết và cấp bách của từng ngư trường và vùng lãnh thổ thì trong năm 2015 sẽ ưu tiên chuẩn bị đầu tư cho Trung tâm nghề cá Khánh Hoà gắn với ngư trường Nam Trung bộ và Trường Sa.
Tiếp theo là Trung tâm nghề cá Đà Nẵng gắn với ngư trường trọng điểm Biển Đông và Hoàng Sa. Sau đó là Trung tâm nghề cá Hải Phòng gắn với ngư trường Vịnh Bắc Bộ, Trung tâm nghề cá Bà Rịa – Vũng Tàu gắn với ngư trường Đông Nam bộ và Trung tâm nghề cá Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam bộ sẽ được kêu gọi đầu tư trong giai đoạn 2016 – 2020.
Có thể bạn quan tâm

Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các đơn vị liên quan vừa tổ chức Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm đặc sản vùng miền thông qua liên kết vùng”, nhằm tìm ra các giải pháp phát triển cả về quy mô, chất lượng và đầu ra cho sản phẩm đặc sản vùng miền.

Tiểu thương cấp tập thu mua số lượng lớn để dành tiêu thụ dịp Tết khiến giá bán đặc sản của đảo Quan Lạn (Vân Đồn, Quảng Ninh) có khi đến hơn 4 triệu đồng mỗi kg nhưng vẫn không đủ hàng để bán.

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân huyện Phụng Hiệp, chúng tôi tìm đến mô hình trồng bưởi da xanh kết hợp chăn nuôi vịt trời của gia đình ông Nguyễn Minh Tuẩn, ở ấp 3, xã Hoà Mỹ, huyện Phụng Hiệp.

Sau 11 tháng, Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu gần 149 tỷ USD, nhưng mục tiêu tăng trưởng 10% theo kế hoạch đề ra từ đầu năm vẫn gặp nhiều thách thức.

Cánh cửa hội nhập của Việt Nam ngày càng mở cửa. Hàng nông sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để chen chân vào các thị trường nước ngoài. Song, hàng nông sản sẽ cạnh tranh khốc liệt ngay tại thị trường Việt Nam.