Xuất Khẩu Gạo Giảm Do Giá Thấp
Khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2014 ước đạt 4,44 triệu tấn tương đương 2,01 tỷ USD, giảm 9% về khối lượng và 5,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 8 năm 2014 ước đạt 584 nghìn tấn với giá trị 267 triệu USD.
Khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2014 ước đạt 4,44 triệu tấn tương đương 2,01 tỷ USD, giảm 9% về khối lượng, và giảm 5,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013
Giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2014 đạt 452,5 USD/tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá trên so với các nước trên thế giới vẫn còn ở mức rất thấp.
Trước đó, trong cuộc đấu thầu cung cấp 800 tấn gạo cho Philippin, Việt Nam trúng thầu cung cấp toàn bộ với giá từ 436 - 441,25 USD/tấn, thấp hơn so với các nhà thầu khác từ 28,06 USD đến 32,81 USD/tấn.
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc chiếm 36,18% thị phần sau đến Philippin chiếm 22,99%, Ghana chiếm 5,11%, Malaysia và Singapore chiếm thị phần lần lượt là 4,39% và 3,32%.
Ngành gạo 8 tháng đầu năm nay cũng phải liên tiếp đón nhận các tin xấu do phía Trung Quốc - thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam - cho biết sẽ cấm nhập khẩu gạo Việt Nam qua đường tiểu ngạch và Mỹ đang xem xét khởi kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với gạo Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Với 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, giá cà phê Tây Nguyên tăng 500.000 đồng so với tuần trước, lên 43,8 triệu đồng/tấn.
Chính thức cho phép nuôi tôm chân trắng từ năm 2009, sau Việt Nam một năm nhưng chỉ sau 4 năm, Ấn Độ đã sản xuất thành công tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh (tôm SPF) nhằm gia tăng sản lượng và XK loài tôm đang ngày càng được ưa chuộng này.
Trạm Giống gia súc Long Mỹ (TGGSLM - tại xã Phước Mỹ, TP Quy Nhơn, Bình Định) đã chọn lọc, nhân giống và bảo tồn đàn giống vật nuôi gốc của tỉnh; tổ chức du nhập, nuôi khảo nghiệm, cung ứng các giống vật nuôi mới, năng suất cao, cùng với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi đạt hiệu quả cao.
Những ngày này, người dân ương cá tra giống ở 2 xã Thạnh Lộc, Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đang khóc dở, mếu dở vì cá tra giống. Cá giống đã quá lứa nhưng bán giá rẻ cũng chẳng ai mua. Viễn cảnh phá sản, nợ nần chồng chất đang treo lơ lửng trên đầu người dân.
Châu Thành (Tiền Giang) có tổng diện tích vườn trồng cây ăn trái gần 12.000 ha, trong đó có 1.600 ha cây sapô. Trong đó, Kim Sơn là xã trồng nhiều nhất gần 600 ha. Thời gian gần đây, cây sapô "Mặc Bắc" Kim Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận.