Đắk Song Chú Trọng Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Cho Cây Trồng

Triển khai thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020, Đắk Song đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng cho các loại cây trồng.
Trong 3 năm qua, huyện đã chú trọng hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chăm sóc cho nhóm cây trồng chủ lực là cà phê, hồ tiêu và hàng năm năng suất, sản lượng tăng lên.
Năm 2013, toàn huyện có 25.550 ha cà phê, sản lượng đạt 60.791 tấn, vượt 3.284 tấn so với năm 2012. Diện tích hồ tiêu là 4.587 ha, sản lượng đạt 5.454 tấn, tăng 670 tấn so với vụ trước. Địa phương đang triển khai thực hiện tái canh cà phê, thâm canh cà phê theo hướng bền vững trên những diện tích già cỗi, giống kém, năng suất thấp với tổng diện tích 300 ha.
Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện thì địa phương đã có Công ty TNHH Neumann Gruppe Việt Nam và Công ty TNHH Nestle liên kết với trên 2.270 hộ dân sản xuất hơn 4.100 ha cà phê theo tiêu chuẩn 4C. Đối với cây hồ tiêu, huyện đang khuyến cáo nông dân không nên chú trọng thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Huyện đang xúc tiến xây dựng thương hiệu hồ tiêu. Khoai lang là một trong số những cây trồng chủ lực của địa phương và đang được cải tạo cây giống, sản xuất theo hướng hàng hóa. Huyện đã xây dựng vườn nhân giống khoai lang Nhật Bản từ giống nuôi cấy mô để cung cấp cho nhân dân trên địa bàn thay thế các giống trước đây đã bị thoái hóa. Diện tích khoai lang được trồng tại các xã như Thuận Hạnh, Thuận Hà, Nam Bình, Đắk N’Drung, Nâm N’Jang... đạt gần 4.600 ha, năng suất đạt hơn 12 tấn/ha.
Bên cạnh đó, địa phương cũng tăng cường phát triển các nhóm cây trồng ngắn ngày đã được khẳng định tại địa bàn, trong đó có các loại rau, củ, quả và ứng dụng công nghệ cao vào thực tế sản xuất. Bí đỏ là một trong những cây được nông dân trồng nhiều, với 1.790 ha/năm, sản lượng 19.894 tấn, năng suất đạt trên 11 tấn/ha. Trong 3 năm qua, UBND huyện đã đầu tư 287 triệu đồng triển khai 3 mô hình trồng ớt ngọt và cà chua trong nhà lồng theo hướng NNUDCNC.
Trong đó, mô hình trồng ớt ngọt được trồng tại xã Thuận Hà, cà chua ghép trồng ở xã Thuận Hạnh và xã Thuận Hà. Kết quả bước đầu cho thấy, cây ớt ngọt và cà chua phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai trên địa bàn. Cây sinh trưởng và phát triển tốt, quả đạt chất lượng, phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai ở địa phương, mang lại lợi nhuận kinh tế cao.
Ngoài ra, nhiều cây trồng khác đã và đang được người dân chú trọng phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bằng cách chọn cây giống tốt, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất..
Việc ứng dụng các công nghệ mới, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cũng như giá trị sản phẩm của cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và được người dân hưởng ứng. Tuy vậy, Đắk Song vẫn đang gặp những khó khăn như cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất còn thiếu, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu của cây trồng, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế... nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển NNUDCNC.
Theo mục tiêu đề ra, trong thời gian tới, huyện tiếp tục đa dạng hóa các loại cây trồng thế mạnh trên địa bàn huyện như cà phê, cao su, hồ tiêu, bí đỏ, bắp sú, khoai lang và phát triển các loại cây trồng mới. Địa phương tiếp tục đẩy mạnh các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, phấn đấu mỗi năm tập huấn kỹ thuật, thâm canh đầu tư cho khoảng 2.000-2.500 lượt người.
Hàng năm, huyện sẽ tổ chức tham quan học tập các mô hình nông nghiệp công nghệ cao có tiềm năng ứng dụng vào điều kiện tự nhiên của huyện và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực này, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu, tài liệu để các tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ tư vấn, đầu tư, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm.
Địa phương sẽ đa dạng hóa nguồn vốn cho phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp và tập trung chỉ đạo nhân dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Đắk Song tiếp tục tạo điều kiện để thu hút các nhà kinh doanh trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực NNUDCNC hoặc đầu tư chuyển giao công nghệ và bao tiêu sản phẩm, chú trọng liên kết “4 nhà”, liên kết vùng, hỗ trợ xúc tiến thương mại.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin hai loại quả vải và nhãn của Việt Nam sẽ được xuất sang thị trường Mỹ những tháng cuối năm đã mở hướng mới cho sản xuất trái cây trong nước và xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, cản trở lớn nhất đối với trái cây Việt Nam không phải ở số lượng hay tính đặc sản mà là chất lượng.

Thực hiện quy hoạch vùng chuyển đổi, đến nay, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã xây dựng được nhiều vùng sản xuất chuyên canh cho hiệu quả kinh tế cao như: Vùng sản xuất lúa hàng hóa 100ha tại các xã Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên cho giá trị kinh tế gấp từ 1,2 – 1,5 lần so với cấy lúa thường.

Không hiểu sao mỗi năm cứ đến thời điểm thu hoạch chính của các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở Tuy Phong, tôm lại có dấu hiệu chết hàng loạt. Người nuôi tôm ở khu vực này rất lo lắng cho những vụ kế tiếp khi giá tôm cũng có chiều hướng giảm mạnh.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét giảm các điều kiện cho vay (về lãi suất cho vay, thời hạn trả nợ, tài sản bảo đảm…).

“Xuất khẩu lúa gạo bạc bẽo lắm, 1 kg chẳng đáng bao nhiêu tiền. Trên thế giới không mấy nước có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu gạo như ta trừ phi không làm được ngành khác”.