Cải Thiện Vị Thế Nông Sản Việt Tại Nga
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, Liên bang Nga vẫn là một thị trường “nặng ký” của các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam như: thủy sản, cà phê, hạt tiêu, chè, rau, quả, hạt điều, gạo… Với 143 triệu người tiêu dùng, trong đó tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, lẽ ra thị trường Nga có thể vẫn đứng đầu như những thập niên trước đây với hàng nông sản Việt Nam.
Nhưng hiện đang tồn tại một nghịch lý: Một thị trường truyền thống lớn như thế lại có xu hướng “teo tóp” dần với hàng nông sản Việt Nam. Số liệu do Cục Xuất nhập khẩu- Bộ Công Thương đưa ra tại tọa đàm mới đây cho thấy, tính riêng từ năm 2011 đến nay, kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Nga chỉ chiếm từ 1,46- 1,64% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam, thấp hơn nhiều so với các thị trường mới khác như Hàn Quốc (6,1%), Hoa Kỳ (23,6%), Nhật Bản (10,7%).
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể kể đến như hàng nông sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với nhiều quốc gia khác tại thị trường Nga; nông sản Việt phải gánh cước vận tải quá cao do phải đi qua các cảng châu Âu rồi mới vòng lại Nga.
Các chuyên gia cũng lưu ý là liên quan đến vấn đề thuế, cho dù đã giảm so với thời gian trước khi Nga gia nhập WTO nhưng thuế nhập khẩu mà Nga đang áp với một số hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam vẫn còn tương đối cao. Một doanh nghiệp chè cho biết, chè đóng túi dưới 3kg bị áp thuế 40%, tương đương với mặt hàng gạo.
Mặc dù vậy, đại diện nhiều doanh nghiệp làm ăn với phía Nga nhìn nhận, Nga vẫn là một thị trường không thể bỏ qua bởi tính đa dạng về hàng thực phẩm và đồ uống mà doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể đáp ứng. Việc Nga gia nhập WTO cũng đã khiến nước này giảm thuế nhiều mặt hàng thấp hơn từ 30- 50%, đây là một lợi thế không thể không khai thác, nhất là trong bối cảnh Nga đang cấm nhập khẩu nông sản từ các nước EU.
Việc cải thiện vị thế của nông sản, thủy sản Việt Nam là việc cần phải được tiến hành thường xuyên từ góc độ các bộ, hiệp hội và cả doanh nghiệp.
Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường, các cơ quan hữu quan của Việt Nam cần làm việc với phía Nga để sớm chấp thuận danh sách các doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang Nga và sớm công nhận hệ thống quản lý chất lượng của Việt Nam như thông lệ quốc tế.
Một công việc nữa cần làm là có được cơ chế chuyển đổi linh hoạt giữa đồng rúp của Nga và đồng Việt Nam do chi phí mở L/C tại Nga rất đắt trong khi doanh nghiệp Nga ưa chọn phương thức trả chậm (đặt cọc 20- 30%, thanh toán hết sau khi nhận hàng).
Có thể bạn quan tâm
Vụ lúa đông xuân sớm tại các địa phương thuộc vùng Đồng Tháp Mười đã bắt đầu thu hoạch rộ. Thế nhưng khác mọi năm, lúa chín đầy đồng nhưng vắng bóng thương lái trong khi giá lúa chỉ còn dưới 5.000 đồng/kg.
Chỉ với hơn 1.000 m2, nhưng đó là nơi cô Nguyễn Hoàng Linh (phường An Thạnh, TX.Thuận An - Bình Dương) mở mô hình nuôi gà và heo, tuy quy mô không lớn nhưng mang lại nguồn lợi nhuận khá cao.
Thông tin từ Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO), vụ mía 2013 - 2014, CASUCO đưa ra mức giá sàn bảo hiểm cho nông dân với giá 750 đ/kg, mía 9 CCS tại cầu cảng nhà máy/xí nghiệp.
Ngày 31.1 là thời hạn cuối để các huyện Thăng Bình, Quế Sơn (Quảng Nam) kết thúc đợt khảo sát, xác định cụ thể diện tích đất có thể chuyển đổi sang trồng cây bông vải với vùng tập trung từ 300 ha trở lên, trên cơ sở đó Sở NN-PTNT để tham mưu UBND tỉnh về thí điểm vùng nguyên liệu bông vải tập trung.
Dự án tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ được triển khai tại Trại thực nghiệm giống thủy sản nước ngọt Hòa Định Đông (Phú Hòa) với số vốn hơn 820 triệu đồng. Sau 24 tháng triển khai, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã sản xuất thành công hơn 47.000 con cá giống và đúc kết ra được các quy trình sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ phù hợp với điều kiện ở Phú Yên.