Xây Dựng Thương Hiệu Xoài Và Sầu Riêng Gặp Khó

Huyện Đắc Min, tỉnh Đắc Nông, đang xúc tiến xây dựng thương hiệu các sản phẩm xoài Đắc Ghềnh và sầu riêng Đắc Min.
Huyện Đắc Min, tỉnh Đắc Nông, đang xúc tiến xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa cho các sản phẩm xoài Đắc Ghềnh và sầu riêng Đắc Min. Đây đều là những loại nông sản đặc trưng của địa phương, với chất lượng thơm ngon vượt trội và sản lượng ổn định.
Sản phẩm xoài Đắc Ghềnh được trồng cả chính vụ và trái vụ, trên vùng đất xám pha cát, cho mùi vị rất thơm và ngọt. Với sầu riêng Đắc Min, loại trái cây có tiếng từ lâu ở địa bàn Tây Nguyên.
Huyện Đắc Min đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản này, phấn đấu trong 2 năm tới sẽ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa Xoài Đắc Ghềnh và Sầu riêng Đắc Min.
Ông Lê Văn Điệp, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đắc Min, cho biết, khó khăn là người dân sản xuất theo quy mô hộ gia đình, nên quá trình thực hiện các bước xây dựng thương hiệu, thực hiện các biện pháp sản xuất sạch… gặp những khó khăn nhất định.
Về góc độ quản lý, Nhà nước chỉ có những định hướng. Trong công tác sản xuất, Nhà nước chỉ hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp sạch, tổ chức hướng dẫn, tập huấn khuyến cáo người dân trong việc xây dựng thương hiệu cũng như giữ được thương hiệu trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông báo, chậm nhất đến ngày 20/9 tất cả các nhà máy đường trên địa bàn ĐBSCL sẽ vào vụ. Như vậy có trễ so với mọi năm và sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vùng mía nguyên liệu nếu nước lũ đổ về nhanh, thưa ông?

Và việc trao món quà 5.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để viện trợ cho Cuba tạm thời khắc phục khó khăn, một lần nữa đáp lại tình đoàn kết, sự giúp đỡ quý báu mà Cuba dành cho Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển KT-XH đất nước.

Cùng thời điểm này, vùng lúa hè thu muộn ở Sóc Trăng vừa thu hoạch hơn 40.000 ha trong tổng số diện tích gieo sạ hơn 190.000 ha. Ở một số huyện có vùng trồng lúa thơm thu hoạch gặp mưa kéo dài, lúa bị đổ ngã khiến năng suất giảm. Lúa ướt khó bán, giảm giá, lúa thơm ST5 bán tại ruộng còn 5.700 đ/kg.

Vùng đầu nguồn An Giang, là nơi nuôi cá chình trong lồng bè lớn nhất tỉnh, tập trung chủ yếu ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu. Lợi thế của cá chình là sống khỏe, giá trị thương phẩm cao, ít bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là loại cá có thịt ngon, ngọt nên giá hiện nay trên thị trường đang ở mức khá cao.

Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, tăng hiệu quả kinh tế và hạn chế dịch bệnh trên ao nuôi tôm kém hiệu quả, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Bình đã thực hiện mô hình Nuôi cá chim vây vàng tại hồ nuôi ở xã Hạ Trạch (Bố Trạch) và phường Quảng Thuận (thị trấn Ba Đồn). Sau hơn 4 tháng nuôi, mô hình đã đạt được hiệu quả bước đầu.