Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập trung khống chế bệnh lở mồm long móng cho gia súc

Tập trung khống chế bệnh lở mồm long móng cho gia súc
Ngày đăng: 12/10/2015

Khống chế kiệp thời

Theo UBND xã Đa Lộc, bệnh LMLM trên đàn bò của xã được phát hiện vào ngày 5/9 tại một hộ nuôi ở thôn 1 với 5 con bò bị bệnh. Ông Bùi Xuân Lũy, hộ có bò bị bệnh LMLM đầu tiên ở địa phương này, cho hay:

Khi thấy đàn bò tự dưng bỏ ăn, miệng chảy nước dãi, móng chân lở loét, gia đình đã báo cho thú y đến điều trị. Sau một thời gian thực hiện theo các hướng dẫn của cán bộ thú y, đến nay, 5 con bò của gia đình đã khỏe, có thể đi lại, ăn uống được.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền, cán bộ thú y xã Đa Lộc, ban đầu bệnh LMLM chỉ xuất hiện ở một hộ nuôi, nhưng sau đó, bệnh nhanh chóng lây lan sang nhiều hộ cùng thôn 1 với tổng số 56 con bò bệnh.

Sau một thời gian hướng dẫn người dân cách điều trị, đến nay, số bò bị bệnh LMLM đã khỏi hẳn các triệu chứng lâm sàng và không có bò bị bệnh thêm.

Trong khi đó, tại xã Xuân Sơn Bắc, bò mắc bệnh LMLM được phát hiện từ ngày 17/9 tại hộ ông Nguyễn Văn Hành ở thôn Tân Bình với 4 con bò bệnh LMLM.

Ông Võ Hùng Vinh, cán bộ thú y xã Xuân Sơn Bắc, cho biết: Xã có 784 con bò; trong đó, 26 con bị bệnh LMLM ở 14 hộ thuộc hai thôn Tân Bình và Tân Phước.

Sau hơn nửa tháng điều trị, 25 con đã khỏi các triệu chứng lâm sàng.

Hiện nay, cán bộ thú y xã tập trung điều trị cho con bò bệnh cuối cùng.

Theo Trạm Thú y huyện Đồng Xuân, bệnh LMLM xuất phát trên đàn bò của ba thôn ở hai xã Đa Lộc và Xuân Sơn Bắc với tổng số 82 con bò bị bệnh. Đến nay đã có 81 con khỏi bệnh, một con đang tiếp tục điều trị.

Từ khi phát hiện bò bệnh LMLM, trạm thú y đã phối hợp cùng các địa phương nhanh chóng bao vây, dập bệnh với nhiều biện pháp như cắm biển báo vùng xảy ra bệnh LMLM tại xã Đa Lộc và Xuân Sơn Bắc, hướng dẫn người dân cách điều trị và nuôi nhốt cách ly tại chuồng, không chăn thả ra ngoài.

Trạm cũng phân bổ 95 lít thuốc sát trùng cho xã Đa Lộc và Xuân Sơn Bắc để tổ chức phun thuốc tiêu độc sát trùng và tiêm phòng bao vây.

Đến nay, trạm đã tiêm phòng được 3.000 liều vắc xin LMLM đa tuýp cho đàn bò của các xã Đa Lộc, Xuân Sơn Bắc và Xuân Phước (địa phương giáp ranh với xã Đa Lộc, thuộc diện có nguy cơ lây nhiễm cao).

Tiếp tục kiểm soát

Để khống chế bệnh LMLM, hiện nay, các xã có bò bệnh LMLM vẫn duy trì đội phun thuốc tiêu độc sát trùng, thực hiện phun thuốc cho đến khi đàn bò qua khỏi 21 ngày kể từ ngày con bò cuối cùng được điều trị khỏe mạnh, khỏi các triệu chứng lâm sàng.

Ngành Thú y tiếp tục củng cố, tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh, đảm bảo không có trường hợp giấu dịch, bán chạy gia súc mắc bệnh…

Ngoài ra, ngành Thú y còn phối hợp với Phòng NN-PT­NT huyện Đồng Xuân và các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động người dân khai báo dịch, dọn dẹp vệ sinh, tiêu độc sát trùng môi trường khu vực chăn nuôi, tăng cường bổ sung các loại thức ăn thô, xanh và các loại vi­tamin, khoáng chất để nâng sức đề kháng cho gia súc…

Theo Trạm Thú y huyện Đồng Xuân, mặc dù hiện nay bệnh LMLM trên đàn bò đã được khống chế, nhưng không vì thế mà lơ là, bởi nguy cơ tái phát vẫn còn rất cao.

Ông Nguyễn Khắc Hoàng Quang, Trưởng trạm Thú y huyện Đồng Xuân, cho biết: Nhờ phát hiện sớm và kịp thời bao vây nên bệnh LMLM ở đàn bò được khống chế và dập tắt nhanh chóng, không lây lan rộng tạo thành dịch.

Qua kiểm nghiệm mẫu dịch tễ bệnh thì chủng vi rút gây bệnh LMLM trên đàn bò của địa phương lần này là chủng vi rút tuýp A;

Trong khi đó, đàn bò của địa phương lâu nay chỉ được tiêm phòng vắc xin LMLM tuýp O nên hầu hết chưa có kháng thể với chủng vi rút gây bệnh LMLM tuýp A, dẫn đến nguy cơ nhiễm, phát bệnh LMLM ở đàn bò trong thời gian tới còn rất cao.

Ông Đào Lý Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh: Qua theo dõi sơ đồ dịch tễ bệnh LMLM xảy ra ở Phú Yên thời gian qua thì dịch LMLM ở gia súc thường xảy ra ở chủng vi rút mang tuýp O.

Từ năm 2013 trở lại đây, trên địa bàn rải rác xuất hiện dịch LMLM với chủng vi rút gây bệnh ở tuýp A ở các huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Tây Hòa và đang xuất hiện tại huyện Đồng Xuân.

Nguyên nhân có thể do việc mua bán, trao đổi nhập giống gia súc từ các tỉnh, thành khác đã mang theo mầm bệnh về địa phương.

Thời gian tới, ngoài tập trung khống chế bệnh LMLM tại Đồng Xuân, ngành Thú y Phú Yên còn tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển gia súc vào tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Chấp Nhận Bán Lỗ, Cá Tra Vẫn Khó Tiêu Thụ Chấp Nhận Bán Lỗ, Cá Tra Vẫn Khó Tiêu Thụ

Ông Lê Thanh Dung, Chủ nhiệm HTX cá tra Hoà Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết, giá cá tra thương phẩm tại ao trong mấy ngày qua được các doanh nghiệp thu mua với giá thấp hơn 500-1.000 đồng/kg so với tuần trước.

12/07/2013
Vải Thiều Được Giá, Nhà Vườn Thu Nhập Cao Vải Thiều Được Giá, Nhà Vườn Thu Nhập Cao

Tại 2 vựa vải lớn của cả nước là Lục Ngạn (Bắc Giang) và Thanh Hà (Hải Dương) mùa vải năm nay tuy sản lượng không hơn so với mọi năm nhưng giá vải thiều năm nay cao, tiêu thụ tốt.

19/06/2013
Triển Khai Mô Hình Nuôi Heo Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Triển Khai Mô Hình Nuôi Heo Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh vừa triển khai xây dựng 3 mô hình hỗ trợ người nuôi heo thịt bằng phương pháp sử dụng đệm lót sinh học tại các xã Long Đức-thành phố Trà Vinh, xã Hưng Mỹ-huyện Châu Thành và Tập Ngãi - huyện Tiểu Cần.

12/07/2013
Giống Lúa ĐS1 Hiệu Quả Kinh Tế Cao Giống Lúa ĐS1 Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Năm 2011, huyện Thông Nông triển khai thực hiện mô hình trồng giống lúa chất lượng cao ĐS1, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực. ĐS1 là giống lúa thuần, phù hợp với cơ cấu lúa vụ xuân và vụ mùa, chất lượng gạo ngon, giá bán trên thị trường cao hơn so với các loại gạo giống lúa lai khác.

19/06/2013
Nhiều Loại Trái Cây Bị Nhiễm Sâu Bệnh Nhiều Loại Trái Cây Bị Nhiễm Sâu Bệnh

Theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện các tỉnh phía Nam có nhiều diện tích cây ăn trái như dừa, bưởi… đang đối diện với dịch bệnh đục trái. Đây là loại dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam bị cấm xuất rau, trái sang một số thị trường trong một thời gian dài.

12/07/2013