Lễ ký kết hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ khoai mì ở An Giang
Theo thỏa thuận hợp tác, Sở Nông nghiệp & PTNT An Giang sẽ giới thiệu Công ty Cổ phần Thức ăn Thủy sản Hùng Vương – Vĩnh Long ký kết hợp đồng mua bán khoai mì gọt bỏ vỏ cắt khúc phơi khô có hàm lượng tinh bột không dưới 71%, độ ẩm 14%, không mốc, mọt theo giá thỏa thuận với các Hợp tác xã, Tổ hợp tác và người dân trồng khoai mì trên địa bàn tỉnh An Giang.
Công ty Cổ phần Thức ăn Thủy sản Hùng Vương – Vĩnh Long sẽ cử cán bộ đến ký kết hợp đồng, phổ biến tiêu chuẩn và hình thức mua khoai mì đến các Hợp tác xã, Tổ hợp tác và người dân trồng khoai mì trên địa bàn tỉnh An Giang.
Ngoài ra, hai đơn vị sẽ có hoạt động ký kết hợp đồng, tiêu thụ hàng hóa, tham quan, trao đổi kinh nghiệm…
Lễ ký kết là tiền đề mở đầu cho các chuỗi hoạt động liên kết, sản xuất, tiêu thụ và phát triển cây khoai mì ở An Giang, đặc biệt là tại 2 huyện miền núi Tri Tôn, Tịnh Biên trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có 5 loại hình cà phê bền vững gồm: 4C, UTZ Certified, RFA và Fairtrade. Tuy nhiên với cà phê canh tác theo tiêu chuẩn 4C (canh tác dựa trên những tiêu chuẩn về kinh tế, môi trường, xã hội) được xem là loại hình phổ biến nhất do yêu cầu kỹ thuật ở mức cơ bản dễ tiếp cận đối với người dân.
Năm 2014, Vĩnh Châu có 6.205 ha trồng hành tím, sản lượng đạt 110.126 tấn. Mặc dù cán bộ nông nghiệp địa phương hướng dẫn nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác và chất lượng sản phẩm hành tím, nhất là bón phân cân đối, khuyến cáo sử dụng phân hữu cơ để nâng cao chất lượng và thời gian bảo quản, nhưng vẫn còn một số nông dân canh tác theo tập quán cũ muốn tăng trọng lượng, bón thừa phân urê.
Ông Trần Thanh Phương, ở ấp Tường Thắng B, xã Vĩnh Thanh là một trong số những người đầu tiên nuôi cá bống tượng ở huyện Phước Long. Với diện tích 1,1 ha đất nông nghiệp, trước đây chỉ độc canh cây lúa, ông nhận thấy nếu chỉ độc canh cây lúa thì kinh tế gia đình khó được cải thiện.
Theo ông George Chamberlain, Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA), các trại nuôi tôm ở châu Á mặc dù đã được trang bị kỹ thuật và nhận được các tư vấn về kiểm soát Hội chứng chết sớm (EMS) song vẫn còn rất nhiều việc cần phải thực hiện.
Dự thảo với mục tiêu tổng quát là đảm bảo phát huy lợi thế tự nhiên của vùng ĐBSCL để phát triển ngành hàng cá tra, quản lý toàn bộ chuỗi giá trị theo hướng hiệu quả và bền vững, phù hợp nhu cầu thị trường. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, diện tích cá tra của vùng ĐBSCL là 5.270ha, sản lượng 1,2 triệu tấn và nhu cầu giống cá tra khoảng 1,9 tỉ con.