Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò
Ủ chua rơm rạ: Hố ủ cần xây chắc chắn, ở nơi cao ráo, dễ che đậy kín, thuận tiện việc ủ và lấy ra, có thể xây bằng gạch hoặc có thể dùng túi nylon dày và to để ủ.
Kích thước tùy thuộc vào lượng rơm rạ cần ủ, cứ 1m3 hố ủ được 100kg rơm, hố ủ nên hẹp chiều ngang để dễ nén rơm.
Nguyên liệu để phối trộn và cách ủ: rơm khô 100kg, nước sạch 100 lít, đạm ure 4kg, cám gạo 2kg, thùng tưới có gương sen, tấm che.
Hòa ure vào nước theo từng lần với lượng ure và nước bằng nhau (ví dụ 10kg ure + 10 lít nước), rắc đều cám vào rơm, cho dung dịch ure vào thùng gương sen và tưới đều lên từng lớp rơm trong hố ủ, vừa tưới vừa dẫm để nén chặt rơm trong hố, tưới từ từ để dung dịch ure ngấm đều vào rơm.
Che đậy thật kín miệng hố ủ.
Rơm ủ được khoảng 2 - 3 tuần thì lấy ra cho trâu bò ăn, lấy ra đến đâu cho ăn hết đến đấy, lấy theo từng góc hố ủ, tải ra nơi thoáng mát khoảng 30 phút cho bớt mùi nồng mới cho bò ăn.
Đậy kín miệng hố để không lọt khí và lấy tiếp lần sau.
Rơm ủ tốt sẽ có màu nâu sáng, không khô, không ướt, mềm, có mùi NH3 đậm đặc, đáy hố không có nước đọng.
Trình diễn máy băm phụ phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc tại xã Tây Thuận - Tây Sơn.
Ủ chua ngọn lá mía: 100kg ngọn lá mía còn tươi xanh sau thu hoạch, 10kg cám gạo hoặc bột mì, 0,5kg muối ăn.
Kích thước hố hoặc túi ủ: dài 2m, rộng 1m, sâu 1,5m, có sức chứa khoảng 3m3, hố xây đôi (2 ngăn).
Dùng máy băm chuyên dùng để băm ngọn lá mía ra từng đoạn dài 3 - 5cm, phần búp ngọn hơi cứng nên cần đập dập trước khi băm; trộn đều hỗn hợp 3 nguyên liệu nói trên rồi cho vào hố hoặc túi ủ theo từng lớp dày khoảng 20cm, cho vào đến đâu nén chặt đến đấy cho tới khi đầy, phủ kín miệng hố hoặc buộc chặt miệng túi ủ để đảm bảo thật kín (yếm khí).
Sau ủ 2 - 3 tuần lấy ngọn lá mía cho bò ăn, lấy đủ lượng cho ăn theo bữa, đậy kín miệng hố để lấy lần sau. Một con bò trưởng thành có thể ăn 15 - 20 kg/ngày đêm nếu nuôi nhốt; 5 - 10 kg/ngày nếu kết hợp chăn thả.
Ủ chua thân ngọn lá mì: 100kg thân ngọn lá mì còn tươi xanh + 10kg cám gạo hoặc bột mì + 0,5kg muối ăn.
Kích thước hố hoặc túi ủ như trên. Băm nhỏ thân, ngọn, lá mì bằng máy băm chuyên dụng, trộn đều các nguyên liệu trên rồi cho vào hố (túi) ủ theo từng lớp dày khoảng 20cm, cho vào đến đâu nén chặt đến đấy cho đến khi đầy, phủ kín miệng hố.
Sau khi ủ khoảng 2 - 3 tuần thì lấy ra cho bò ăn, lấy lượng vừa ăn hết theo bữa, đậy kín miệng hố hoặc buộc chặt miệng túi để dùng lần sau.
Lượng cho ăn một ngày đêm với bò trưởng thành từ 5 - 10 kg/con kết hợp với cho ăn cỏ cắt hoặc chăn thả.
Có thể bạn quan tâm
Riêng tại huyện An Phú, những địa phương trước đây vốn có nguồn thủy sản mùa nước dồi dào như: Phước Hưng, Quốc Thái, Khánh An, Phú Hữu, Vĩnh Hội Đông… thì hiện nay chỉ có vài điểm chợ bán với số lượng ít cá đồng, chủ yếu người dân vẫn phải ăn cá nuôi.
Việc sản xuất nhân tạo giống nhiều loài cá quý của Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang thành công đã giải quyết được vấn đề về con giống, cũng như bảo vệ được nguồn lợi cá quý tự nhiên đang có nguy cơ cạn kiệt.
Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.
Với trên 20km bờ biển, vùng bãi triều rộng lớn và nguồn phù sa, vi sinh vật, vi khoáng núi đá vôi vô tận của 2 cửa sông Ninh Cơ và sông Đáy đổ về đã tạo cho huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nhiều lợi thế trong nuôi trồng thủy, hải sản; đặc biệt thích hợp cho sự phát triển, sinh trưởng của cá bống bớp.
Các hộ dân nghèo không có đất sản xuất nông nghiệp tận dụng các khoản đất trống xung quanh nhà hoặc dưới sàn nhà để thiết kế bể lót bạt ny-lon nuôi lươn, nâng cao thu nhập cho gia đình.