Làm giàu nhờ nuôi gà ri
Ông Lê Văn Vũ đang cho gà ăn.
Với 3.000m2 đất sau nhiều năm trồng cam sành nhưng năng suất không cao, giá cả bấp bênh, năm 2.000 ông Lê Văn Dũ quyết định chọn mô hình nuôi gà ri lấy trứng làm kinh tế chính cho gia đình.
Ban đầu, ông Dũ đầu tư 20 triệu đồng để xây dựng chuồng trại nuôi thử nghiệm 1.000 con gà ri lấy trứng.
Sau 2 năm nuôi thấy hiệu quả kinh tế khá cao, đầu ra ổn định, ông quyết định xây dựng thêm chuồng trại và nhập thêm con giống.
Hiện nay tổng đàn gà ri của ông Dũ trên 6.000 con, gồm gà đang lấy trứng và gà hậu bị.
Ông Dũ cho biết, gà ri ăn thức ăn không nhiều, nhưng lại đẻ rất khỏe. Gà ri nuôi khoảng 4,5 - 5 tháng là bắt đầu cho trứng, với thời gian đẻ trứng kéo dài hơn 9 tháng.
Chi phí nuôi con gà ri từ lúc 1 ngày tuổi tới khi hết vòng đời đẻ trứng tốn khoảng 100.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi gà ri hết đẻ trứng có thể bán gà thịt ra thị trường với giá khoảng 50.000 đồng/con.
Với 3.000 con gà ri đang ở tuổi đẻ trứng, mỗi tháng gia đình ông Dũ thu được 60.000 trứng, bán được giá từ 1.500 - 2.000 đồng/trứng; sau khi trừ chi phí chăn nuôi, mỗi năm gia đình ông thu lãi 200 triệu đồng.
Hiện nay, đầu ra của trứng gà ri ổn định, nhiều thương lái đến tận trại chăn nuôi của ông để mua trứng.
Chia sẻ một số kinh nghiệm trong chăm sóc và nuôi gà ri đẻ trứng, ông Lê Văn Dũ cho biết: “Để nuôi gà ri lấy trứng đạt hiệu quả kinh tế cao, người nuôi cần chú trọng từ khâu phòng bệnh cho gà, đến khâu chăm sóc thức ăn, nước uống và đặc biệt là vệ sinh chuồng trại sạch sẽ”.
Ông Nguyễn Văn Đại, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung An cho biết: “Mô hình nuôi gà ri lấy trứng của ông Lê Văn Dũ cho hiệu quả kinh tế cao.
Nhờ mô hình này cuộc sống của gia đình ông Dũ ngày càng khá giả, xây dựng được nhà cửa khang trang, con cái ăn học đàng hoàng.
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông Dũ còn tích cực tham gia đóng góp các nguồn quỹ, cũng như các công trình phúc lợi của xã; đồng thời sẵn sàng hướng dẫn các nông dân khác về kỹ thuật chăn nuôi để ngày càng có nhiều hộ dân có đời sống khá giả, qua đó cùng nhau chung sức xây dựng xã Trung An sớm đạt xã nông thôn mới”.
Nhờ sự năng động, nhạy bén trong chăn nuôi nên trong 3 năm 2012, 2013, 2014 ông Dũ vinh dự được UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi.
Có thể bạn quan tâm
Nói đến cá bông lau, người ta nghĩ ngay đến sông Vàm Nao. Đây là đoạn sông lớn nhất nối sông Tiền với sông Hậu, gắn với nhiều câu chuyện huyền bí của dân “bà cậu”. Xem săn cá bông lau, rồi chế biến ngay trên dòng sông Hậu, kết hợp với tự tay hái bắp, bẻ cà, thu hoạch ấu… đang trở thành tour du lịch thú vị với những người yêu sông nước.
Nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bắc Giang đang phát triển mạnh. Sản lượng năm 2014 đạt hơn 29,5 nghìn tấn, đứng đầu khu vực trung du miền núi phía Bắc. Toàn tỉnh đã hình thành nhiều khu nuôi thâm canh và bán thâm canh, khu sản xuất hàng hóa tập trung.
Tàu câu cá ngừ đạt sản lượng quá ít, lỗ vốn. Đành chịu! Nhưng một số tàu câu được nhiều cá lại bán không trôi, cũng lỗ vốn. Ngư dân Phú Yên “sốc”! Điều gì đang xảy ra ở nơi “thủ phủ” nghề câu cá ngừ đại dương? Sự thể là do chất lượng cá kém, do giá cá ngừ đã và đang trên đà lao dốc, xuất khẩu giảm sâu.
Chiều 7/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chủ trì cuộc họp bàn về quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đên năm 2025.
Mặc dù ngư dân Đà Nẵng được hoạt động theo tổ, đội và nghiệp đoàn, song tính liên kết vẫn chưa được phát huy. Vì vậy, cần một mô hình cao hơn để tập hợp họ. Việc thành lập một hợp tác xã (HTX) về thủy sản trong tương lai, có thể sẽ là điều cần thiết.