Xây Dựng Thương Hiệu Trứng Gà Sạch

“Trứng gà Văn Học” giờ đây đã trở thành một trong những thương hiệu thực phẩm sạch được siêu thị Co.opMart Tam Kỳ tiêu thụ. chủ nhân của thương hiệu này là anh Nguyễn Văn Học ở thôn Phước An, xã Tam An (Phú Ninh).
Đưa chúng tôi tham quan mô hình trang trại nuôi gà được đầu tư tiền tỷ, anh Nguyễn Văn Học kể lại những ngày đầu gầy dựng thương hiệu trứng gà Văn Học. Năm 1998, anh dồn tất cả vốn liếng của gia đình để làm chuồng trại, nuôi 500 con gà đẻ trứng giống Hyline. Để việc chăn nuôi gà đẻ trứng đúng kỹ thuật và phòng ngừa dịch cúm do thời tiết thay đổi, anh tự mua sách hướng dẫn để có cách chăm sóc đúng kỹ thuật, đáng mừng đợt đầu hiệu quả đàn gà đem lại tương đối cao.
Năm 2004, anh Học mạnh dạn lập dự án xây dựng trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng và được chính quyền các cấp ủng hộ xây dựng trang trại với diện tích 8.160m2 tại thôn Phước An. Ban đầu, anh nuôi 1.500 con gà đẻ, doanh thu hàng năm chỉ 15 triệu đồng và tiếp tục chọn hướng đi lấy ngắn nuôi dài để phát triển, tăng quy mô đàn gà.
Năm 2006, là mốc son để thương hiệu “trứng gà Văn Học” được người tiêu dùng biết đến, khi đó, siêu thị Co.op Mart Tam Kỳ hình thành và chủ động đi tìm nguồn nông sản sẵn có tại các địa phương lân cận. Lúc ấy, trang trại của Văn Học thường xuyên có hơn 5.000 gà đẻ, lớn nhất khu vực Tam Kỳ - Phú Ninh nên được nhiều khách hàng đặt mua trứng gà.
Nhưng yêu cầu của siêu thị tương đối khắt khe, buộc sản phẩm phải có nhãn hiệu, được kiểm duyệt của cơ quan thú y và bản thân người cung cấp sản phẩm phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của mình. Nhờ sự giúp đỡ UBND huyện và Trạm thú y huyện cùng sự nỗ lực xây dựng thương hiệu trứng gà sạch, trang trại được siêu thị bao tiêu sản phẩm.
“Năm 2007, trang trại đã đáp ứng đủ các điều kiện yêu cầu của Co.opMart Tam Kỳ và “trứng gà Văn Học” được bày bán tại siêu thị, dù lượng trứng còn thấp chỉ với khoảng 30.000 trứng/tháng và doanh thu bán trứng cho siêu thị đạt khoảng 400 triệu đồng/năm là nguồn động viên lớn để tôi tiếp tục tổ chức sản xuất kinh doanh, mở rộng trang trại”- anh Học chia sẻ.
Chủ tịch UBND xã Tam An Bùi Văn Toàn cho biết, năm 2010, khi Phú Ninh triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó có phong trào tập trung phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, anh Học tăng đàn gà đẻ lên 8.000 con nên doanh thu đạt trên 2,5 tỷ đồng/năm.
Đến nay, khi trứng gà được người tiêu dùng chọn, anh Học tiếp tục đầu tư 12.000 con gà đẻ hướng trứng, 2.000 gà đẻ trứng giống Ai Cập và nuôi cá tại hơn 3.000m2 ao nhằm tận dụng nguồn thức ăn và phân hữu cơ dư thừa.
Ngoài ra, anh Học còn nuôi thêm vịt đẻ trứng để phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương. Bên cạnh chú trọng cung cấp trứng gà tại siêu thị, “trứng gà Văn Học” còn tạo dựng được lòng tin của các chủ vựa trứng tại Đà Nẵng, và cung cấp cho bếp ăn Trung đoàn 143. Mỗi năm, trang trại Văn Học sản xuất khoảng 3.285.000 quả trứng; xuất bán 20 tấn gà loại thải, gần 4 tấn cá nước ngọt các loại và hơn 200 tấn phân gà. Tổng doanh thu ước tính gần 7,5 tỷ đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Từ gốc dứa trồng muộn vẫn cho thu hoạch với những quả thơm ngon, gia đình anh Phạm Đăng Luân, thôn Na Mạ 1, xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai) đã quyết định mở rộng diện tích dứa trái vụ. Không chỉ tiết kiệm chi phí sản xuất, dứa trái vụ còn giúp gia đình anh có thêm thu nhập nhờ đầu ra thuận lợi.

Ngày 28/8/2015, tại xã Hàm Trí (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình thâm canh thanh long bền vững.

Bộ NN&PTNT đã có nhiều nỗ lực trong việc tiếp cận các thị trường tiềm năng để xuất khẩu (XK) thủy sản. Nhiều thị trường đã thông suốt về thủ tục, nhưng XK được nhiều hay ít còn phụ thuộc nhu cầu thực sự của các thị trường này.

Ngành chăn nuôi sẽ khó trụ vững khi nhiều dòng thuế nhập khẩu sẽ chạm mức bằng không.

Đang chính vụ khai thác, nhưng không khó để bắt gặp cảnh tàu thuyền đánh bắt xa bờ của ngư dân miền Trung nằm bờ san sát. Nhiều đội tàu thiếu bạn thuyền hàng tháng trời vì chi phí không bù lỗ nổi.