Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhập khẩu bông đã vượt 1,3 tỷ USD

Nhập khẩu bông đã vượt 1,3 tỷ USD
Ngày đăng: 17/10/2015

Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (Vcosa) cho biết, do nguồn cung bông trong nước hiện chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu, nên nhập khẩu bông tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.

9 tháng qua, nhập khẩu bông nguyên liệu đã lên tới 1,304 tỷ USD, với hơn 811.000 tấn.

Việc tìm kiếm thị trường cung cấp bông hiện vẫn được các doanh nghiệp trong nước lưu tâm với kỳ vọng có được các nhà cung cấp bông nguyên liệu với giá tốt, chất lượng ổn định.

Hết năm 2015, khả năng chi nhập khẩu bông sẽ lên tới 1,75 - 1,8 tỷ USD.

Theo đó, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, trong hai ngày 12-13/11/2015 tại TP.Hồ Chí Minh, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (Vcosa) sẽ phối hợp với Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) và Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Cơ hội giao thương- Bông Tây Phi và Trung Phi cho các nhà kéo sợi tại Việt Nam”.

Hội thảo có sự tham gia của các nhà sản xuất, kinh doanh bông hàng đầu châu Phi.

Ngoài mục tiêu tăng cường quan hệ thương mại trực tiếp giữa người mua, bán bông, các nhà cung cấp bông còn kết hợp khảo sát thị trường Việt Nam nhằm tìm cách hỗ trợ các nhà sản xuất bông châu Phi cải thiện, nâng cao chất lượng bông.

Vcosa cho biết, năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu bông nguyên liệu từ 21 nước châu Phi với tổng kim ngạch đạt 321 triệu USD, tăng 20% so với năm 2013.

Các nước cung cấp chính là Mali (70,5 triệu USD), Bờ Biển Ngà (63,9 triệu USD), Burkina Faso (48,9 triệu USD), Tanzania (37,7 triệu USD), Cameroon (18,6 triệu USD), Benin (31,5 triệu USD), Togo (17,3 triệu USD), Zimbabwe (7,9 triệu USD), Zambia (5,7 triệu USD), Chad (4,2 triệu USD), Mozambique (4 triệu USD)…

Trong 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập khẩu bông từ 13 nước châu Phi với kim ngạch đạt 153,3 triệu USD.

Cũng theo các doanh nghiệp Việt Nam, bông châu Phi có chất lượng khá tốt, giá hợp lý, phù hợp với yêu cầu sản xuất của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu bông của Việt Nam từ châu Phi được thực hiện phần lớn thông qua trung gian là các công ty thương mại của Pháp, Thụy Sỹ, Ấn Độ, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp của cả hai bên.

Do vậy, Hội thảo sẽ là dịp để doanh nghiệp 2 bên tháo gỡ những nút thắt trong thương mại ngành bông.


Có thể bạn quan tâm

Người “Tiên Phong” Của Bản Người “Tiên Phong” Của Bản

Không những đầu tàu trong làm ăn, phát triển kinh tế, ông Xeo Phò Nang còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở xã, bản. Ông Xeo Phò Nang đã trở thành người "tiên phong" của bản Quyết Thắng.

20/08/2013
Thiếu Thương Hiệu Gạo VN Xuất Khẩu Không Do Thiếu Lúa Giống Chất Lượng Thiếu Thương Hiệu Gạo VN Xuất Khẩu Không Do Thiếu Lúa Giống Chất Lượng

“Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo không thể đổ hết lỗi cho nhà khoa học, rằng Việt Nam không có được các giống lúa đủ tiêu chuẩn để xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu".

20/08/2013
Dịch Bệnh Tôm Nuôi Vẫn Tăng Cao Dịch Bệnh Tôm Nuôi Vẫn Tăng Cao

Theo Sở NN và PTNT Cà Mau, hiện nay, dịch bệnh tôm nuôi vẫn xuất hiện trên nhiều vùng nuôi tôm ở địa bàn tỉnh gây thiệt hại khá cao cho bà con nông dân.

21/08/2013
Doanh Nghiệp Nước Ngoài Chiếm Lĩnh Chăn Nuôi Doanh Nghiệp Nước Ngoài Chiếm Lĩnh Chăn Nuôi

Trong vòng hơn 1 năm, đã có 111 trang trại chăn nuôi trong tỉnh Đồng Nai chuyển qua gia công cho các công ty nước ngoài. Nhiều người nhận định, ngành chăn nuôi Đồng Nai trong tương lai không xa sẽ do các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh.

21/08/2013
Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh Của Hồ Tiêu Việt Nam Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh Của Hồ Tiêu Việt Nam

Việt Nam, Indonesia, Ấn độ, Brazil, Malaysia và Srilanka là 5 nước chiếm hơn 95% sản lượng tiêu xuất khẩu thế giới, trong đó Việt Nam chiếm 44% tổng lượng xuất khẩu và đứng đầu thế giới về xuất khẩu tiêu hạt. Nước nhập khẩu tiêu lớn nhất là Hoa kỳ với thị phần nhập chiếm khoảng 24% lượng tiêu xuất khẩu toàn cầu; đứng thứ hai là Đức 10%; các nước tiếp theo là Hà Lan, Singapore và khối Arab, mỗi nước chiếm tỷ trọng khoảng 4-5% trong năm 2010.

21/08/2013