Xây Dựng Thương Hiệu Trứng Gà Sạch
“Trứng gà Văn Học” giờ đây đã trở thành một trong những thương hiệu thực phẩm sạch được siêu thị Co.opMart Tam Kỳ tiêu thụ. chủ nhân của thương hiệu này là anh Nguyễn Văn Học ở thôn Phước An, xã Tam An (Phú Ninh).
Đưa chúng tôi tham quan mô hình trang trại nuôi gà được đầu tư tiền tỷ, anh Nguyễn Văn Học kể lại những ngày đầu gầy dựng thương hiệu trứng gà Văn Học. Năm 1998, anh dồn tất cả vốn liếng của gia đình để làm chuồng trại, nuôi 500 con gà đẻ trứng giống Hyline. Để việc chăn nuôi gà đẻ trứng đúng kỹ thuật và phòng ngừa dịch cúm do thời tiết thay đổi, anh tự mua sách hướng dẫn để có cách chăm sóc đúng kỹ thuật, đáng mừng đợt đầu hiệu quả đàn gà đem lại tương đối cao.
Năm 2004, anh Học mạnh dạn lập dự án xây dựng trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng và được chính quyền các cấp ủng hộ xây dựng trang trại với diện tích 8.160m2 tại thôn Phước An. Ban đầu, anh nuôi 1.500 con gà đẻ, doanh thu hàng năm chỉ 15 triệu đồng và tiếp tục chọn hướng đi lấy ngắn nuôi dài để phát triển, tăng quy mô đàn gà.
Năm 2006, là mốc son để thương hiệu “trứng gà Văn Học” được người tiêu dùng biết đến, khi đó, siêu thị Co.op Mart Tam Kỳ hình thành và chủ động đi tìm nguồn nông sản sẵn có tại các địa phương lân cận. Lúc ấy, trang trại của Văn Học thường xuyên có hơn 5.000 gà đẻ, lớn nhất khu vực Tam Kỳ - Phú Ninh nên được nhiều khách hàng đặt mua trứng gà.
Nhưng yêu cầu của siêu thị tương đối khắt khe, buộc sản phẩm phải có nhãn hiệu, được kiểm duyệt của cơ quan thú y và bản thân người cung cấp sản phẩm phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của mình. Nhờ sự giúp đỡ UBND huyện và Trạm thú y huyện cùng sự nỗ lực xây dựng thương hiệu trứng gà sạch, trang trại được siêu thị bao tiêu sản phẩm.
“Năm 2007, trang trại đã đáp ứng đủ các điều kiện yêu cầu của Co.opMart Tam Kỳ và “trứng gà Văn Học” được bày bán tại siêu thị, dù lượng trứng còn thấp chỉ với khoảng 30.000 trứng/tháng và doanh thu bán trứng cho siêu thị đạt khoảng 400 triệu đồng/năm là nguồn động viên lớn để tôi tiếp tục tổ chức sản xuất kinh doanh, mở rộng trang trại”- anh Học chia sẻ.
Chủ tịch UBND xã Tam An Bùi Văn Toàn cho biết, năm 2010, khi Phú Ninh triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó có phong trào tập trung phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, anh Học tăng đàn gà đẻ lên 8.000 con nên doanh thu đạt trên 2,5 tỷ đồng/năm.
Đến nay, khi trứng gà được người tiêu dùng chọn, anh Học tiếp tục đầu tư 12.000 con gà đẻ hướng trứng, 2.000 gà đẻ trứng giống Ai Cập và nuôi cá tại hơn 3.000m2 ao nhằm tận dụng nguồn thức ăn và phân hữu cơ dư thừa.
Ngoài ra, anh Học còn nuôi thêm vịt đẻ trứng để phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương. Bên cạnh chú trọng cung cấp trứng gà tại siêu thị, “trứng gà Văn Học” còn tạo dựng được lòng tin của các chủ vựa trứng tại Đà Nẵng, và cung cấp cho bếp ăn Trung đoàn 143. Mỗi năm, trang trại Văn Học sản xuất khoảng 3.285.000 quả trứng; xuất bán 20 tấn gà loại thải, gần 4 tấn cá nước ngọt các loại và hơn 200 tấn phân gà. Tổng doanh thu ước tính gần 7,5 tỷ đồng/năm.
Related news
Trở lại vùng nuôi tu hài ở Vân Đồn vào thời gian này, chúng tôi vẫn chứng kiến không khí lo lắng trên khuôn mặt của những hộ nuôi ở đây. Khác với nỗi lo như đợt tu hài chết hồi năm ngoái, giờ đây người nuôi lại lo lắng về việc gom vốn để tiếp tục đầu tư vào sự mạo hiểm này không, hay lại mang tiền bỏ xuống biển.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện tượng “treo ao” lại diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh nuôi thủy sản trọng điểm, như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, … Tỉnh Sóc Trăng, diện tích “treo ao” hiện đã lên đến 50%, thậm chí ở huyện Kế Sách, vùng trọng điểm nuôi cá tra xuất khẩu của tỉnh này là 70%. Câu trả lời, cũng chính là nỗi lo chung của ngành chăn nuôi, là do “sự nhảy múa” của giá và chất lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản (TĂNTTS). Giá giống và giá thương phẩm đầu ra bấp bênh gây thua lỗ kéo dài, trong khi người nông dân luôn thiếu vốn và các hỗ trợ, bảo hộ cần thiết khác.
“Mô hình nuôi ghép cá chép V1 với 1ha mặt nước cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Nga Quán, huyện Trấn Yên là cơ sở để tỉnh Yên Bái phát huy lợi thế mặt nước, phát triển chăn nuôi thủy sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” - bà Đỗ Thị Vân - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái cho biết.
UBND tỉnh Hưng Yên vừa phê duyệt Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa - cá và nuôi cá theo hướng VietGAP tỉnh Hưng Yên”. Tổng kinh phí thực hiện Dự án trên 30,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ trong hai năm 2014 và 2015 là 3 tỷ đồng, phần còn lại từ nguồn xã hội hóa, các hộ tham gia Dự án.
Giá tôm nguyên liệu ở các tỉnh ven biển ĐBSCL liên tục tăng cao. Chiều 7-11, thương lái thu mua tôm sú loại 20 con/kg với giá từ 270.000- 280.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 230.000- 240.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 190.000 đồng/kg…