Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Chè Theo Hướng VietGAP
Hiện nay, huyện Ba Vì - Hà Nội đã hình thành được vùng sản xuất chè chuyên canh, tập trung ở các xã miền núi và đồi gò với tổng diện tích gần 2.000 ha. Mỗi năm, người trồng chè Ba Vì đưa ra thị trường trên 14.000 tấn chè búp tươi, trong đó, sản lượng chè xuất khẩu ra các thị trường như Nga, Nhật, Trung Quốc, Anh... chiếm 50-60%.
Nhằm đảm bảo chất lượng chè, các hộ trồng chè đã được hướng dẫn làm quen với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp đối với chè búp tươi, từ khâu lựa chọn địa điểm trồng, lựa chọn giống và gốc ghép, quản lý đất trồng, giá thể, quản lý sử dụng hóa chất và chất thải cho đến cách thu hoạch, bảo quản, vận chuyển đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, người trồng chè còn được hướng dẫn thực hiện cách ghi chép nhật ký sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón... tạo điều kiện cho việc chứng nhận sản phẩm đủ tiêu chuẩn VietGAP.
Có thể bạn quan tâm
Xuất khẩu sản phẩm cá cơm đang trở thành một nghề chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở xã Quỳnh Lập (Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An).
Gà Đông Tảo hay còn gọi là gà tiến vua, được xếp vào loại gà quý hiếm của Việt Nam. Đây là giống gà được người dân tỉnh Hưng Yên tuyển chọn, thuần dưỡng từ lâu đời. Vài năm gần đây, giống gà này được đưa về ấp trứng, nuôi con giống và bán gà thịt tại huyện Xuyên Mộc.
Được sự giới thiệu của cán bộ Phòng NN&PTNT huyện, chúng tôi tới thăm trang trại gà của ông Nguyễn Văn Quyền, 60 tuổi (thôn Hà Giàn, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh).
Giá gà công nghiệp bán tại trại hiện còn khoảng 25 ngàn đồng/kg, giảm khoảng 4 ngàn đồng/kg so với thời điểm đầu tuần.