Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Từ Chế Phẩm Vi Sinh Vật Đa Chức Năng Nhân Rộng Cách Làm Cho Người Dân
Vừa qua, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật và thực hành về sản xuất phân bón từ chế phẩm vi sinh vật đa chức năng tại thôn 1, xã Đắk Som (Đắk Glong) và được người dân nơi đây vui mừng tiếp nhận.
Ông Ma Se Nhà, người dân trong thôn cho biết: "Cách sản xuất phân bón từ chế phẩm vi sinh vật đa chức năng do Sở Khoa học và Công nghệ chuyển giao và hướng dẫn kỹ thuật vừa qua rất đơn giản. Người dân chỉ cần nắm vững quy trình sản xuất và tỷ lệ pha trộn theo đúng quy định là được.
Nguyên liệu ở đây được tận dụng từ xác bã thực vật, phế thải chăn nuôi, than bùn, vỏ cà phê, điều… sau đó xử lý cơ học cho các vật liệu đạt độ đồng nhất…
Hiện tại, gia đình tôi đang trồng 2 ha cà phê, nếu áp dụng cách bón phân từ việc tận dụng phế phẩm nông nghiệp này thì chi phí đầu tư sẽ giảm được rất nhiều. Tôi nghĩ gánh nặng về đầu tư phân bón không còn là nỗi lo của người dân nữa".
Ông Lý Văn Thìn, Trưởng thôn 1 cũng chia sẻ: "Được ngành chức năng về tận thôn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất phân bón nên bà con háo hức và tham gia rất đông. Vì thế, mọi người đều xắn tay áo cùng các cán bộ làm luống, phối trộn men… để nắm bắt được kỹ hơn về cách làm.
Sau lớp tập huấn này, Ban tự quản thôn sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền xã, các ngành chức năng để tuyên truyền, vận động bà con tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp cho quá trình tái đầu tư nông nghiệp trên địa bàn ngày một thêm hiệu quả"...
Cán bộ Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) hướng dẫn cách sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh vật đa chức năng cho bà con ở thôn 1, xã Đắk Som (Đắk Glong)
Theo ông Đinh Văn Thuần, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ thì chế phẩm này có rất nhiều công dụng như cải tạo đất thông qua hoạt tính cố định đạm tự do và hoạt tính phân giải lân khó tan, từ đó làm tăng độ phì nhiêu và khả năng giữ ẩm của đất trồng.
Ngoài ra, chế phẩm còn hạn chế được các bệnh hại trên bộ rễ cây trồng thông qua hoạt tính đối kháng, ức chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn gây bệnh…
Để sản xuất ra loại men này, hiện tại, đơn vị đã được trang bị nhiều máy móc, trang thiết bị, bao gồm: Tủ cái, nồi hấp, máy nghiền, máy trộn, máy tự lên men chìm thu sinh khối vi sinh vật… Trước đây, loại men vi sinh vật này, đơn vị thường nhận về từ Viện Môi trường nông nghiệp Hà Nội (Bộ Nông nghiệp-PTNT).
Tuy nhiên, sau khi Dự án áp dụng công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật đa chức năng và phân bón hữu cơ vi sinh vật đa chức năng tại tỉnh Đắk Nông hoàn thành và chuyển giao công nghệ, hiện tại, đơn vị đã lưu giữ được giống gốc, lên men cấp I sau đó lên men dịch cấp II, lên men trên cơ chất xốp, rồi kiểm tra hoạt tính mức độ, độ tạp nhiễm và cuối cùng là đóng gói bao bì.
Trong thời gian qua, đơn vị cũng đã xây dựng được 5 mô hình trên 4 loại cây ở địa bàn của 3 huyện Đắk R'lấp, Đắk Song và thị xã Gia Nghĩa. Hiệu quả mang lại rất cao, không chỉ năng suất lên thêm 10%, mà còn giảm được 20% chi phí cho phân bón và 50% chi phí nhân công.
Hiện nay, đơn vị đang tích cực làm việc với một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để cùng liên kết sản xuất phân bón từ chế phẩm hữu cơ vi sinh vật đa chức năng; đồng thời, tuyên truyền sâu rộng tới người dân thông qua các tổ chức hội, phương tiện thông tin đại chúng.
Song song với đó, đơn vị cũng sẽ tiến hành đăng ký chất lượng với cơ quan chức năng và tiếp tục xây dựng mô hình trình diễn để người dân tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Trung tâm sẽ tập trung chuyển giao khoa học công nghệ cho các đối tượng là người đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao trình độ canh tác và tăng thu nhập cho bà con.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Văn Thuỷ, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) cho biết: Hai năm gần đây, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện đã tăng đáng kể. Đặc biệt, vừa qua huyện đã hoàn thành việc quy hoạch 2 vùng nuôi tôm tập trung gồm: Vùng nuôi tôm công nghiệp xã Tân Bình, diện tích 20ha và vùng nuôi tôm công nghiệp xã Tân Lập, diện tích 20ha.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), mỗi năm huyện Tuy An thả nuôi từ 600 đến 620ha tôm các loại. Trong số này có khoảng 3/4 diện tích nuôi tôm bằng hình thức hồ hở. Do khâu xử lý nguồn nước trong hồ nuôi khi tôm nuôi bị mắc bệnh gặp rất nhiều khó khăn và không thể kiểm soát được nguồn nước bẩn, ô nhiễm, nên mầm bệnh lây lan từ hồ này sang hồ khác diễn ra khá nhanh và lây lan trên diện rộng.
Nghề nuôi cá lồng là nghề chính của nhiều hộ dân và đem lại thu nhập ổn định từ 2 đến 2,5 triệu đồng/người/tháng.
Bạc Liêu là một trong những vùng tôm nguyên liệu lớn của cả nước, tuy nhiên, lâu nay người nuôi tôm vẫn thờ ơ với việc xét nghiệm tôm giống. Phần lớn người nuôi giao phó hoàn toàn khâu xét nghiệm cho các doanh nghiệp ương tôm để rồi phải đối mặt với những vụ nuôi đầy rủi ro vì chất lượng con giống kém.
Liên tục trong những ngày qua, tại khu vực hồ nuôi cá ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn và xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi) xảy ra tình trạng cá chết nổi trắng hồ. Dọc các hồ nuôi tôm trước đây (nay người dân chuyển sang nuôi cá, chủ yếu là cá rô phi), cá chết la liệt không rõ nguyên nhân.