Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Chè Theo Hướng VietGAP

Hiện nay, huyện Ba Vì - Hà Nội đã hình thành được vùng sản xuất chè chuyên canh, tập trung ở các xã miền núi và đồi gò với tổng diện tích gần 2.000 ha. Mỗi năm, người trồng chè Ba Vì đưa ra thị trường trên 14.000 tấn chè búp tươi, trong đó, sản lượng chè xuất khẩu ra các thị trường như Nga, Nhật, Trung Quốc, Anh... chiếm 50-60%.
Nhằm đảm bảo chất lượng chè, các hộ trồng chè đã được hướng dẫn làm quen với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp đối với chè búp tươi, từ khâu lựa chọn địa điểm trồng, lựa chọn giống và gốc ghép, quản lý đất trồng, giá thể, quản lý sử dụng hóa chất và chất thải cho đến cách thu hoạch, bảo quản, vận chuyển đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, người trồng chè còn được hướng dẫn thực hiện cách ghi chép nhật ký sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón... tạo điều kiện cho việc chứng nhận sản phẩm đủ tiêu chuẩn VietGAP.
Related news

Việc canh tác theo tiêu chuẩn GAP là xu hướng tất yếu của nông nghiệp Việt Nam. Chỉ có như thế nông sản Việt Nam mới có thể tiến xa ra thị trường thế giới, tăng thêm giá trị và lợi nhuận cho nông dân, doanh nghiệp. Từ đó, những năm qua, tỉnh Tiền Giang nỗ lực xây dựng, phát triển hầu hết các nông sản chủ lực theo tiêu chuẩn GAP.

Những ngày này, ở khu vực trung tâm huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) chủ yếu ở thị trấn, xã Tả Chải, Na Hối, Bản Phố, bà con nông dân đang tập trung thu hoạch đào Pháp, ai nấy đều rạng ngời niềm vui vì vụ thu hoạch đào Pháp năm nay được mùa, được giá.

Chiều 19-4, Sở NN-PTNT Long An cho biết, thời gian gần đây trong khi nhiều loại trái cây rớt giá khiến nhà vườn thua lỗ, thì thanh long và chanh vẫn duy trì mức giá cao, đảm bảo lợi nhuận cho nhà vườn.

Cây thanh long đang được huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) chọn là một trong 5 loại nông sản hàng hoá chủ lực. Trong đó, Nam Sơn là xã có diện tích và tiềm năng lớn nhất để đưa thanh long phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.

Toàn xã Thanh Bình (Vũng Liêm - Vĩnh Long) có 75ha nhãn bị bệnh chổi rồng. 3 tháng nay, nông dân trong xã đã đốn nhãn khoảng 3ha và chuyển sang trồng bưởi da xanh.