Xây Dựng Mô Hình Nuôi Rắn Mối Đầu Tiên Của Tỉnh Thừa Thiên Huế

Mô hình do ông Cao Xuân Dũng - Phó Chủ tịch HND TX Hương Trà làm chủ đề tài.
Hội nông dân TX Hương Trà (Thừa Thiên Huế) vừa triển khai dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi rắn mối thương phẩm cho nông dân phường Hương Văn”.
Mô hình được triển khai tại hộ ông Hồ Ngọc Bình (phường Hương Văn). Ông Bình tham gia nuôi 1.500 con rắn mối (mua ở tỉnh Quảng Ngãi), được hỗ trợ 100% tiền con giống, 30% thức ăn hỗn hợp, hóa chất khử trùng chuồng trại, tập huấn kỹ thuật.
Qua triển khai, kết quả cho thấy rắn mối sinh trưởng và phát triển tốt, dễ nuôi, thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương. Rắn mối cho thịt thơm, ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và có thị trường tiêu thụ rộng. Ngoài ra,do các công đoạn về chăm sóc, vệ sinh thú y đơn giản so với các vật nuôi thông thường khácnên việc nuôi rắn mối theo hướng sinh sản, thương phẩm là có hiệu quả.
Để mở rộng mô hình này trên địa bàn TX, trong thời gian tới HND TX Hương Trà phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiếp tục mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân và hướng đến nuôi rắn mối theo hướng thịt, trứng, con giống tại nông hộ.
Hiện nay, 1kg thịt rắn mối có giá khoảng 340.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm

Với sự hỗ trợ của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) và Nestlé trong Dự án Nescafé Plan, đã có hơn 21.000 nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên đạt chứng nhận bền vững (theo bộ quy tắc 4C) trong 5 năm qua.

Bảo tồn và phát triển nguồn gen thảo dược quý, phát triển vùng rau an toàn, nông sản sạch, cung ứng sản phẩm rau củ sấy khô,... là mục tiêu phát triển và những hoạt động đáng chú ý của công ty CP VietRAP Đầu tư Thương mại.

Theo báo cáo đánh giá của Viện Nghiên cứu hải sản, đơn vị đã nghiên cứu đánh giá nguồn lợi ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang từ năm 2012, theo đó đến nay sản lượng khai thác đã giảm 20,5% so với năm 2013 và giảm đến 43% so với năm 2009, chỉ đạt khoảng 11.000 tấn.

Một nghiên cứu mới của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) vừa được công bố nêu rõ: Cần thành lập một cơ quan chuyên trách và có Luật Bảo hiểm nông nghiệp để làm cơ sở cho loại hình này phát triển.

Một số tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đang có thực trạng nông dân sử dụng tân dược (thuốc Tây) phòng trị bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản. Ngành thú y khuyến cáo không nên dùng.