Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Cá Tra Nguyên Liệu Tăng, Người Nuôi Vẫn Lo

Giá Cá Tra Nguyên Liệu Tăng, Người Nuôi Vẫn Lo
Ngày đăng: 22/04/2014

Gần đây, giá cá tra nguyên liệu phục hồi mạnh sau một thời gian dài xuống ở mức thấp. Tuy nhiên, giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu tăng trở lại chưa thể giúp người nuôi cá tra được hưởng lợi do người nuôi không có cá xuất bán vào thời điểm này. Trong khi đó, việc tái đầu tư nuôi cá của nhiều hộ dân vẫn khó khăn, nhất là những hộ nuôi nhỏ lẻ.

Hiện giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tăng bình quân 2.000 đồng/kg so với đầu năm 2014. Từ 22.000-23.000 đồng/kg, hiện giá cá tra nguyên liệu (loại thịt trắng) tăng lên mức 25.000-25.500 đồng/kg.

Giá tăng do đầu ra cá tra xuất khẩu khởi sắc hơn trước và nguồn cung cá tra nguyên liệu phục vụ xuất khẩu đang có dấu hiệu khan hiếm. Nguyên nhân do thời gian qua, nhiều hộ nuôi đã treo ao vì thua lỗ kéo dài, khó tiếp cận vốn ngân hàng, giá cá tra ở mức thấp và doanh nghiệp chậm trả tiền mua cá.

Theo nhiều hộ nuôi cá tra ở TP Cần Thơ, với mức giá hiện tại, nếu doanh nghiệp thu mua cá trả tiền mặt khi mua cá, người nuôi có khả năng lời từ 1.500-2.000 đồng/kg cá tra nguyên liệu. Bà Nguyễn Thị Bích, ngụ phường Thuận An, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, cho biết: "Giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu loại thịt trắng, đúng kích cỡ hiện được nhiều doanh nghiệp mua ở mức 25.500 đồng/kg, trong khi giá thành nuôi cá tra đang ở mức 23.000-24.000 đồng/kg.

Nếu có cá xuất bán, người nuôi đang có mức lợi nhuận tương đối tốt. Nhưng trên thực tế, nhiều hộ nuôi cá tra không được hưởng lợi do cá còn nhỏ hay mới tái nuôi lại...". Gia đình bà Bích có 2 ao cá tra trên diện tích 5 công đất với tổng cộng trên 260.000 con cá, nhưng chưa ao nào xuất bán được. Trong đó, ao nuôi với số lượng 60.000 con, cá mới đạt trọng lượng 600g/con dự kiến 2 tháng nữa mới xuất bán.

Riêng ao cá còn lại phải nuôi thêm ít nhất 3,5 tháng nữa. Bà Bích đang lo liệu 2-3 tháng nữa, giá cá tra nguyên liệu còn giữ như mức hiện tại và cũng sợ tình trạng doanh nghiệp mua cá chậm trả tiền. Bởi trong đợt xuất bán cá rồi, gia đình bà bán trên 200 tấn cá tra với giá 22.000 đồng/kg, nhờ tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi, bà có thể lời 200 triệu đồng. Nhưng cuối cùng đã mất trắng khoản lợi nhuận này do 4-5 tháng sau, doanh nghiệp mới thanh toán hết tiền mua cá cho bà Bích.

Gia đình ông Đỗ Văn Lập, ở phường Thuận An, quận Thốt Nốt có 12 công đất đã đào ao nuôi cá tra. Sau nhiều lần nuôi bị thua lỗ, ông buộc phải bán đợt cá cuối cùng và "treo ao" hơn 6 tháng nay. Ông Đỗ Văn Lập cho biết: "Thời điểm này, giá cá tra tăng nhưng tôi không có cá để bán và cũng không có cơ hội bán cá được với giá cao vì đã treo ao, không còn vốn đầu tư.

Đến ngân hàng hỏi vay vốn nuôi cá, họ từ chối thẳng thừng. Giờ chuyển sang nuôi các loại cá khác tôi cũng không dám vì đầu ra cũng rất bấp bênh. Cho mướn ao cũng không ai đến mướn, đành trồng chuối quanh bờ ao để tạm thời có chút thu nhập".

Giá cá tra tăng trở lại, rất nhiều hộ nuôi dân muốn tái đầu tư. Tuy nhiên, nợ cũ chưa trả hết, vốn tự có hạn chế và khó vay thêm vốn mới, nhiều hộ nuôi cá tra đành chấp nhận tiếp tục treo ao. Chị Phan Thị Hừng, Trưởng liên Trạm thủy sản Thốt Nốt- Vĩnh Thạnh, đưa ra số liệu điều tra gần đây cho thấy, dù các hộ nuôi cá tra quy mô nhỏ giảm mạnh, nhưng các nông hộ nuôi cá tra vẫn đang chiếm vai trò quan trọng.

Cụ thể, trong hơn 340ha nuôi cá tra thịt tại quận Thốt Nốt thì số ao nuôi của doanh nghiệp chiếm 24%; hộ nuôi với diện tích lớn hơn 5ha chiếm 29,12%; hộ nuôi từ 1-5 ha chiếm 37%, hộ nuôi dưới 1ha chiếm 9,9%.

Tương tự, trong hơn 110ha nuôi cá tra tại huyện Vĩnh Thạnh, số ao nuôi của doanh nghiệp chiếm 38%, hộ nuôi với diện tích lớn hơn 5ha chiếm 17%; hộ nuôi từ 1-5ha chiếm 34%, còn lại là hộ nuôi dưới 1ha. Để phát triển bền vững nghề nuôi cá tra tại ĐBSCL, nhiều chuyên gia cho rằng, cần chú ý đến vai trò của các nông hộ nhỏ vì họ là những người cần mẫn, trực tiếp bám các ao nuôi và có khả năng nuôi cá tra một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhất.

Doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu tự chủ được phần nguyên liệu để chủ động trong xuất khẩu là điều tốt, nhưng doanh nghiệp cũng dễ rơi vào tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh không hiệu quả do các nguồn lực đầu tư bị dàn trải và không phát huy hiệu quả. Trong quá trình tái cơ cấu lại ngành cá tra hiện nay, những nông hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ rất cần sự hỗ trợ để họ đủ sức duy trì và phát triển nghề nuôi cá tra.


Có thể bạn quan tâm

Phấn Đấu Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 11 Tỷ USD Vào Năm 2020 Phấn Đấu Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 11 Tỷ USD Vào Năm 2020

Theo Báo cáo đề xuất Chương trình mục tiêu phát triển thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn (sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 65 - 70%). Giá trị XK thủy sản đạt 11 tỷ USD. Tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 33,3% trong GDP nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7 - 8%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người của lao động cao gấp 3 lần hiện nay.

24/10/2014
Tôm Cua Xen Canh Tôm Cua Xen Canh

Anh Dương Tấn Văn, thôn Tiên Du 1, xã Ninh Phú cho biết, nuôi tôm xen canh cua không tốn kém nhiều chi phí, mà chủ yếu là tiền mua cua giống. Sau khi thả tôm nuôi một thời gian là có thể thả xen cua giống, theo dõi chăm sóc đến cuối vụ là có cua cho thu hoạch.

24/10/2014
Hiệu Quả Cao Từ Nuôi Tôm Dưới Tán Rừng Đước Hiệu Quả Cao Từ Nuôi Tôm Dưới Tán Rừng Đước

Chị Phạm Ngọc Ánh, ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, cho biết: “Trước đây chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc nuôi tôm dưới tán rừng, ít chú trọng công tác trồng và bảo vệ rừng nên tôm nuôi thường xuyên bị dịch bệnh chết. Từ khi thực hiện mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng, tôm nuôi cho thu hoạch cao”.

24/10/2014
Ngư Dân Hòa Bình (Bạc Liêu) Trúng Cua Giống Và Cá Kèo Giống Ngư Dân Hòa Bình (Bạc Liêu) Trúng Cua Giống Và Cá Kèo Giống

Ngư dân huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) đang trúng đậm cua giống và cá kèo giống. Nhiều ngư dân cho biết, năm nay số lượng cá kèo giống và cua giống nhiều hơn những năm trước. Đồng thời, bà con còn bán được giá cao.

24/10/2014
Trang Trại Yến Sào Trang Trại Yến Sào

Mấy mươi năm gắn bó với nghề nuôi chim yến, mái tóc đã lấm chấm bạc, ông Mười Thiết kể lại rằng, từ những năm 1980, gia đình làm nghề thợ mộc, một số chim yến đã vào nhà ông lưu trú. Những ngày đầu ông chưa biết đó là chim yến và hiển nhiên chưa biết giá trị của tổ yến mang lại. Vì vậy, có đôi lúc ông cùng anh em làm thợ bắt những con chim lưu trú ở nhà ông để bỏ đi.

24/10/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.