Xây Dựng Chuỗi Thực Phẩm An Toàn
Theo thống kê của các ban ngành chức năng, từ đầu năm đến nay, TP.HCM đã cấp 1.908 giấy chứng nhận cơ sở đủ ATVSTP; 216 tổ chức, cá nhân đã được chứng nhận VietGAP, VietGAHP…
Tuy nhiên vấn đề ngộ độc thực phẩm, kinh doanh hóa chất cũng như ATVSTP trong nông sản vẫn là chuyện bức xúc trong buổi họp giám sát của Ban Văn hóa – xã hội (HĐND TP.HCM) về ATVSTP tại Sở Y tế gần đây.
Kiểm tra là ra vi phạm
Trong hoạt động kiểm tra giám sát ATVSTP, Sở Y tế TP.HCM đã chủ trì thành lập 4 đoàn liên ngành thanh tra 80 cơ sở, phát hiện 48 cơ sở vi phạm, xử lý 41 cơ sở với số tiền phạt hơn 600 triệu đồng, đình chỉ 4 cơ sở...
Đại diện Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng đã lấy hơn 200 mẫu thủy sản kiểm tra, phát hiện 2 mẫu cá thu, cá ngừ cắt khúc nhiễm Histamin, 2 mẫu nước mắm có Histamin vượt ngưỡng cho phép, 3 mẫu tôm ướp đá có Agar, 1 mẫu chả cá có hàn the và 1 mẫu chả mực tươi có vi khuẩn E.coli vượt ngưỡng.
Chi cục Thú y TP.HCM cho biết, đã lấy 1.349 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ và kinh doanh, chế biến gia súc, gia cầm. Kết quả phân tích cho thấy gần 700 mẫu chưa đạt tiêu chí về vi sinh.
Theo số liệu của Chi cục ATVSTP, trong 9 tháng đầu năm phát hiện 134 cơ sở cung cấp thức ăn sẵn vi phạm quy định ATVSTP, đã xử lý 26 cơ sở...
72 mẫu bún tươi, nước mía, cà phê, đậu hũ trắng, nho, muối ớt, giò chả mà ngành y tế TP đã lấy mẫu tại các địa điểm thức ăn đường phố, tỷ lệ đạt là 75%; còn ngành công thương đã phát hiện 17 mẫu nhiễm vi sinh, sử dụng phụ gia ngoài danh mục và vượt ngưỡng.
Đại diện Chi cục BVTV TP.HCM cho biết, hiện nay tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm có 70 loại rau và 40 loại quả, nhưng trong đó chỉ có 15 loại rau và 11 loại quả có nguy cơ cao, nên việc lấy mẫu giám sát chủ yếu tập trung vào các loại có nguy cơ cao.
Theo kinh nghiệm nhiều năm, việc kiểm tra như vậy bảo đảm an toàn chất lượng rau quả cho người dân TP.HCM.
Xây dựng chuỗi sản phẩm
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, GĐ Sở Y tế TP.HCM, cho biết tới đây các ban ngành của TP sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các mặt hàng rau quả thực phẩm lưu thông vào thành phố để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
Ban chỉ đạo liên ngành về ATVSTP TP.HCM đã triển khai dự án xây dựng mô hình chuỗi sản phẩm rau - củ - quả. Trên địa bàn thành phố có 4 cơ sở tham gia chuỗi với các sản phẩm như rau muống hạt (sản lượng 966 tấn/năm), khổ qua (998 tấn/năm), dưa leo (1.258 tấn/năm).
Những tỉnh ký kết thỏa thuận hợp tác về sản xuất tiêu thụ rau an toàn với TP.HCM gồm Lâm Đồng, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh và Vĩnh Long.
Trong đó Lâm Đồng có 10 cơ sở tham gia chuỗi với các sản phẩm bắp cải (2.510 tấn/năm), cà rốt (1.054 tấn/năm), cà chua (4.568 tấn/năm), dưa leo (508 tấn/năm); Tiền Giang có 1 cơ sở tham gia chuỗi với 58 tấn dưa leo/năm, 73 tấn rau muống hạt/năm, 27 tấn khổ qua/năm…
Sản lượng rau, quả an toàn này chiếm gần 60% tổng sản lượng rau quả sản xuất trong nước đưa vào thị trường TP.HCM.
Mô hình chuỗi sản phẩm thủy sản cũng triển khai với sự tham gia của 15 tỉnh với các sản phẩm cụ thể như chuỗi sản phẩm cá viên với sự tham gia của Cty CP Chế biến thực phẩm Cầu Tre (55 tấn/năm); chuỗi sản phẩm cá diêu hồng do Cty CP Kinh doanh Thủy hải sản Saigon APT 120 tấn/năm; tôm chân trắng do 3 đơn vị tham gia với sản lượng là 90 tấn/năm…
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/xay-dung-chuoi-thuc-pham-an-toan-post134989.html
Có thể bạn quan tâm
Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đã giúp nông dân nâng cao chất lượng lúa gạo, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí trong khâu thu hoạch. Song, do máy gặt đập liên hợp phun rơm ra đồng ruộng trên diện rộng, khó thu gom sử dụng cho các mục đích sản xuất khác nên nguồn rơm này hầu như bị bà con nông dân bỏ phí hoặc đốt bỏ tại đồng gây ô nhiễm môi trường. Cách làm gây lãng phí này đang được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ quan tâm tìm cách giải quyết.
Để chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của một huyện vùng ven biển, năm 2012, Đông Hải (Bạc Liêu) đã tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến kết hợp. Đồng thời, thực hiện phương châm nuôi trồng đa con gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Từ một hộ trồng thanh long ruột đỏ (TLRĐ), đến nay Hà Nội đã có hàng chục hộ trồng, với diện tích hơn 30ha, thu nhập đạt gần 200 triệu đồng/ha/năm. Cây TLRĐ đã và đang dần khẳng định thế đứng trên đất Thủ đô.
Tỉnh Thái Bình đang tập trung chỉ đạo dập dịch lợn tai xanh tại 2 xã Vũ Hòa (huyện Kiến Xương) và Vũ Vân (huyện Vũ Thư). Hiện tình hình dịch bệnh tai xanh trên địa bàn 2 xã này bước đầu được khống chế, số lợn bị ốm cơ bản đã được chữa trị kịp thời và đang dần hồi phục.
Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.