Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Nghiệm Bảo Vệ Đàn Gia Súc Trong Mùa Đông Ở Quản Bạ

Kinh Nghiệm Bảo Vệ Đàn Gia Súc Trong Mùa Đông Ở Quản Bạ
Ngày đăng: 03/12/2014

Mới chớm mùa Đông, nhiều nơi trên địa bàn huyện Quản Bạ có nhiệt độ lạnh về đêm, thường xuyên có sương muối dày đặc vào buổi sáng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất; trong đo, việc bảo vệ đàn trâu, bò luôn là mối quan tâm của đồng bào nơi đây. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc và vật nuôi.

Bước vào đầu mùa rét này, các phòng chức năng của huyện chủ động tuyên truyền cho người dân tăng cường phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm bằng nhiều biện pháp như: Nhốt gia súc của trong chuồng để bảo vệ, che chắn kín quanh chuồng; dự trữ nguồn thức ăn, cung cấp đủ và bổ sung thức ăn dinh dưỡng; tăng cường thức ăn xanh để vật nuôi có đủ sức chống chịu với thời tiết; theo dõi thường xuyên sức khoẻ của đàn gia súc; nuôi nhốt và không thả rông trâu, bò trong những ngày thời tiết khắc nghiệt.

Một số hộ dân đã biết cách cải tạo nền chuồng để giữ ấm, thường xuyên giữ khô ráo, sạch sẽ, dự trữ củi khô làm chất đốt trong những ngày rét để sưởi ấm cho gia súc.

Khi nhiệt độ dưới 120c thì nuôi nhốt và cung cấp thức ăn tại chuồng. So với những năm trước, năm nay ý thức chống rét, đói cho gia súc của người dân trên địa bàn huyện đã thay đổi; Nhiều hộ đã chủ động thu gom, tích trữ rơm từ vụ Mùa, trồng thêm cỏ làm thức ăn cho gia súc đề phòng rét đậm, hệ thống chuồng trại được gia cố, che chắn kỹ hơn, dần hình thành “thói quen” chống đói, chống rét cho gia súc.

Bà Lương Thị Hội, thôn Bảo An, thị trấn Tam Sơn tâm sự: “Gần đây, bà con đã làm nhà chứa rơm để tích trữ làm thức ăn cho đàn gia súc vào mùa Đông. Ở đây, bà con thường làm cây rơm để dự trữ nhưng do vào mùa Đông, mưa nhiều, ẩm ướt nên rơm thường hay bị ẩm mốc, hư hỏng; nên nhà nào có điều kiện cũng làm nhà chứa rơm.

Cách làm này khá tốn kém nhưng hiệu quả, nhà chứa rơm của gia đình làm được 2 năm, tốn gần 3 triệu đồng nhưng rơm khô, không bị mốc, để được lâu hơn”... Qua trao đổi, ông Phạm Ngọc Pha, Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Quản Bạ cho biết: Với tổng đàn gia súc hiện nay trên 18.169, trong đó đàn trâu 6.840 con, bò 11.329 con, ngựa 632 con; huyện rất coi trọng vấn đề bảo toàn số lượng, đảm bảo mọi điều kiện để đàn gia súc sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Quản Bạ là một trong những xã có đàn gia súc lớn ở huyện với trên 1.000 con trâu, bò; thành công nhất là trong hai năm trở lại đây, xã không có trâu, bò bị chết rét, bởi người dân luôn nêu cao ý thức trong lĩnh vực này. Các hộ chăn nuôi gia súc ở các thôn đều đầu tư chuồng trại và che chắn gió cẩn thận khi đêm xuống.

Gia đình ông Lý Quốc Chánh, thôn Nặm Đăm có 6 con bò, mỗi khi bước vào mùa Đông giá rét, ông luôn chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện để cho đàn bò của mình không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại gây ra. Sau khi thu hoạch diện tích lúa vụ Mùa, toàn bộ lượng rơm đã được gia đình phơi khô để làm thức ăn dự trữ. Ông Chánh cho biết: “Ngoài chuồng trại được giữ ấm, gia đình còn trồng 0,2 ha cỏ voi, tích trữ rơm rạ sau khi gặt.

Nhiều hộ trong thôn nuôi trâu, bò nhiều không chỉ tận dụng rơm, rạ trong ruộng mà còn đi mua thêm rơm rạ ở các ruộng khác về dự trữ. Bên cạnh việc cho ăn cỏ tự nhiên còn bổ sung thức ăn hỗn hợp gồm rơm khô băm nhỏ, cây chuối thái mỏng trộn lẫn cháo cám, cháo ngô, muối để vật nuôi được bảo đảm nguồn dinh dưỡng”.

Với sự chủ động tích cực của các cấp, các ngành cùng những thay đổi trong tập quán chăn nuôi của bà con, tin rằng trong thời tiết khắc nghiệt của mùa Đông vùng cao sắp tới, những “đầu cơ nghiệp” sẽ an toàn, béo khỏe bởi những chủ nhân đầy trách nhiệm, góp phần duy trì và tăng tổng đàn, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Nguồn bài viết: http://baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=32669&CatID=150&MN=26


Có thể bạn quan tâm

Giá Lúa Chưa Như Kỳ Vọng, Nông Dân Vẫn Lãi Giá Lúa Chưa Như Kỳ Vọng, Nông Dân Vẫn Lãi

Lão nông Lê Văn Đủ, vừa thu hoạch xong 2 ha lúa ĐX giống IR 50404 ở xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, cho biết: "Thời điểm trước tết lúa sắp bước vào thu hoạch thấy giá giảm có lúc xuống dưới 4.000 đồng/kg nên tôi không còn tâm trạng để ăn tết. Nhưng từ sau tết giá lúa đã bắt đầu tăng lên, đúng thời điểm tôi thu hoạch.

04/03/2015
Tìm Hướng Đi Phù Hợp Do Doanh Nghiệp Lâm Nghiệp Tìm Hướng Đi Phù Hợp Do Doanh Nghiệp Lâm Nghiệp

Ngày 3/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng và Sở NN-PTNT tỉnh này đã kiểm tra tình hình hoạt động của các Cty Lâm nghiệp và BQL rừng phòng hộ sau mấy năm thực hiện sắp xếp đổi mới lâm trường, thực hiện quy hoạch 3 loại rừng và tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

04/03/2015
Chế Biến Thủy Sản Ra Quân Chế Biến Thủy Sản Ra Quân

Trên 300 CBCNV của Cty đều đi làm đầy đủ. Nô nức nhất là xưởng chế biến, nơi thu hút gần 90% lực lượng CBCNV của đơn vị. Những ngày nghỉ Tết hầu như không ảnh hưởng gì đến không khí ngày làm việc đầu tiên của năm mới. Cả khu chế biến đông chật người nhưng không tiếng trò chuyện, từng người cần mẫn với đôi tay thoăn thoắt lột vỏ những con tôm.

04/03/2015
Khóm Tắc Cậu Hút Hàng Khóm Tắc Cậu Hút Hàng

Mỗi ha trồng được 10.000 gốc khóm, cứ cách 2 tháng xử lý khí đá khoảng 2.000 gốc, sẽ cho thu hoạch 1.500-1.700 trái. Nhờ có đường hành lang ven biển phía Nam đi qua vùng trồng khóm nên người dân mang ra hai bên đường dẫn lên cầu Cái Lớn, Cái Bé để bán, giúp việc tiêu thụ thuận lợi hơn. Nhất là dịp tết vừa rồi, khách đi du xuân thấy khóm đẹp, ăn ngon nên dừng lại mua khá nhiều, dẫn đến hút hàng.

04/03/2015
Tìm Cơ Hội Kinh Doanh Trong Nông Nghiệp Tìm Cơ Hội Kinh Doanh Trong Nông Nghiệp

Hội thảo giới thiệu các phương pháp kinh doanh theo hướng tối đa hóa lợi nhuận nhằm cung cấp các sản phẩm cũng như dịch vụ cơ bản như thực phẩm, nước sinh hoạt, năng lượng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin, giao thông- vận tải cho nhóm dân cư thu nhập thấp; đồng thời xác định thách thức cũng như những cơ hội phục vụ cho thị trường thu nhập thấp tại Việt Nam.

04/03/2015