Xây Dựng Chuỗi Thực Phẩm An Toàn
Theo thống kê của các ban ngành chức năng, từ đầu năm đến nay, TP.HCM đã cấp 1.908 giấy chứng nhận cơ sở đủ ATVSTP; 216 tổ chức, cá nhân đã được chứng nhận VietGAP, VietGAHP…
Tuy nhiên vấn đề ngộ độc thực phẩm, kinh doanh hóa chất cũng như ATVSTP trong nông sản vẫn là chuyện bức xúc trong buổi họp giám sát của Ban Văn hóa – xã hội (HĐND TP.HCM) về ATVSTP tại Sở Y tế gần đây.
Kiểm tra là ra vi phạm
Trong hoạt động kiểm tra giám sát ATVSTP, Sở Y tế TP.HCM đã chủ trì thành lập 4 đoàn liên ngành thanh tra 80 cơ sở, phát hiện 48 cơ sở vi phạm, xử lý 41 cơ sở với số tiền phạt hơn 600 triệu đồng, đình chỉ 4 cơ sở...
Đại diện Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng đã lấy hơn 200 mẫu thủy sản kiểm tra, phát hiện 2 mẫu cá thu, cá ngừ cắt khúc nhiễm Histamin, 2 mẫu nước mắm có Histamin vượt ngưỡng cho phép, 3 mẫu tôm ướp đá có Agar, 1 mẫu chả cá có hàn the và 1 mẫu chả mực tươi có vi khuẩn E.coli vượt ngưỡng.
Chi cục Thú y TP.HCM cho biết, đã lấy 1.349 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ và kinh doanh, chế biến gia súc, gia cầm. Kết quả phân tích cho thấy gần 700 mẫu chưa đạt tiêu chí về vi sinh.
Theo số liệu của Chi cục ATVSTP, trong 9 tháng đầu năm phát hiện 134 cơ sở cung cấp thức ăn sẵn vi phạm quy định ATVSTP, đã xử lý 26 cơ sở...
72 mẫu bún tươi, nước mía, cà phê, đậu hũ trắng, nho, muối ớt, giò chả mà ngành y tế TP đã lấy mẫu tại các địa điểm thức ăn đường phố, tỷ lệ đạt là 75%; còn ngành công thương đã phát hiện 17 mẫu nhiễm vi sinh, sử dụng phụ gia ngoài danh mục và vượt ngưỡng.
Đại diện Chi cục BVTV TP.HCM cho biết, hiện nay tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm có 70 loại rau và 40 loại quả, nhưng trong đó chỉ có 15 loại rau và 11 loại quả có nguy cơ cao, nên việc lấy mẫu giám sát chủ yếu tập trung vào các loại có nguy cơ cao.
Theo kinh nghiệm nhiều năm, việc kiểm tra như vậy bảo đảm an toàn chất lượng rau quả cho người dân TP.HCM.
Xây dựng chuỗi sản phẩm
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, GĐ Sở Y tế TP.HCM, cho biết tới đây các ban ngành của TP sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các mặt hàng rau quả thực phẩm lưu thông vào thành phố để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
Ban chỉ đạo liên ngành về ATVSTP TP.HCM đã triển khai dự án xây dựng mô hình chuỗi sản phẩm rau - củ - quả. Trên địa bàn thành phố có 4 cơ sở tham gia chuỗi với các sản phẩm như rau muống hạt (sản lượng 966 tấn/năm), khổ qua (998 tấn/năm), dưa leo (1.258 tấn/năm).
Những tỉnh ký kết thỏa thuận hợp tác về sản xuất tiêu thụ rau an toàn với TP.HCM gồm Lâm Đồng, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh và Vĩnh Long.
Trong đó Lâm Đồng có 10 cơ sở tham gia chuỗi với các sản phẩm bắp cải (2.510 tấn/năm), cà rốt (1.054 tấn/năm), cà chua (4.568 tấn/năm), dưa leo (508 tấn/năm); Tiền Giang có 1 cơ sở tham gia chuỗi với 58 tấn dưa leo/năm, 73 tấn rau muống hạt/năm, 27 tấn khổ qua/năm…
Sản lượng rau, quả an toàn này chiếm gần 60% tổng sản lượng rau quả sản xuất trong nước đưa vào thị trường TP.HCM.
Mô hình chuỗi sản phẩm thủy sản cũng triển khai với sự tham gia của 15 tỉnh với các sản phẩm cụ thể như chuỗi sản phẩm cá viên với sự tham gia của Cty CP Chế biến thực phẩm Cầu Tre (55 tấn/năm); chuỗi sản phẩm cá diêu hồng do Cty CP Kinh doanh Thủy hải sản Saigon APT 120 tấn/năm; tôm chân trắng do 3 đơn vị tham gia với sản lượng là 90 tấn/năm…
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/xay-dung-chuoi-thuc-pham-an-toan-post134989.html
Related news
Cty cũng đã giải quyết chế độ chính sách, chăm lo đời sống công nhân chu đáo: Nộp BHXH, BHYT, BHTN trên 147 tỷ đồng; giải quyết gần 59 tỷ đồng tiền ăn giữa ca; chi trả chế độ chính sách lao động nữ 1,65 tỷ đồng; nâng bậc lương cho 798 người; phòng hộ lao động 11,37 tỷ đồng; bồi dưỡng độc hại gần 37 tỷ đồng.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Lâm Đồng là tỉnh đạt khá trong xây dựng NTM. Đáng lưu ý, Lâm Đồng là tỉnh có thế mạnh đặc biệt về NNCNC, có thể nói là tỉnh dẫn đầu trong cả nước về NNCNC hiện nay.
Đối với các vùng nguyên liệu trọng điểm của nhà máy, đơn vị hỗ trợ cho mượn mì giống, mượn vốn để SX; đến khi nông dân thu hoạch, Cty sẽ bao tiêu sản phẩm với giá hợp lý theo giá thị trường. BDSTAR cũng đã cam kết thực hiện ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu với nông dân theo tinh thần Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Anh Huỳnh Bửu Hiệp, chủ vựa xoài Hiệp Dân, cho biết: “Hiện tại, nhu cầu nhập xoài từ Trung Quốc đang tăng mạnh. Các loại xoài xuất sang thị trường này chủ yếu như Thanh Ca, Úc, Đài Loan, keo, trong đó, xoài Thanh Ca và keo là mặt hàng chủ lực”.
Ông Nguyễn Thanh Thủy, ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn, Vĩnh Long) nói: Nếu như trước đây thu hoạch 2 ha lúa xong là tiến hành đốt đồng, còn năm nay thì rơm được thương lái ở Trà Vinh sang thu mua hết. Ruộng gần đường xe tải đến được thì 1 ha rơm bán được 1 triệu đồng, đồng xa lộ lớn giá 800.000đ/ha.