Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ
Theo đó, Trung tâm phối hợp với Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Liên triển khai chuỗi liên kết với mô hình điểm 2ha rau hữu cơ tại nông trại hữu cơ Tuệ Viên trên địa bàn phường Cự Khối. Mô hình thành công sẽ là điểm tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm cho người sản xuất, DN và người tiêu dùng trong và ngoài TP, đồng thời là cơ sở để nhân rộng trong thời gian tới đối với các sản phẩm khác.
Tham gia chuỗi, mô hình phải đảm bảo các yêu cầu như: Thực hiện sản xuất tập trung, thuận tiện tham quan, học tập; Sản phẩm đảm bảo VSATTP và được kết nối tiêu thụ; Người sản xuất, công nhân nông trại được tập huấn về kỹ năng liên kết và hoạt động tổ nhóm, kỹ năng nắm bắt nhu cầu và sản xuất theo thị trường; Người bán lẻ và DN được tập huấn kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng, trưng bày gian hàng sản phẩm…
Ông Nguyễn Văn Chí - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Hà Nội cho biết, việc xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ rau hữu cơ hoàn chỉnh từ khâu sản xuất, kênh phân phối với người tiêu dùng có ý nghĩa quan trọng. Bởi chuỗi bền vững sẽ kiểm soát được chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, từ đó điều tiết hài hòa lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị.
Có thể bạn quan tâm
Không đòi hỏi diện tích rộng hay kỹ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường, lại có thể tận dụng được diện tích chuồng trại nuôi heo cũ, mô hình nuôi lươn không bùn đang là một hướng đi mới của nhiều hộ dân ở TP.Biên Hòa.
Hiện nay ở Cà Mau, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp đang có chiều hướng tăng. Đây là vấn đề đòi hỏi ngành chuyên môn và người nuôi tôm cần chú ý và thận trọng hơn trong việc thả tôm nuôi; nhất là trong điều kiện diện tích tôm nuôi công nghiệp đang ngày càng nhiều hơn.
Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi động vật hoang dã trên địa bàn Tây Ninh phát triển khá mạnh, trong đó cá sấu đang được nhiều bà con chọn nuôi vì đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong khi thủy sản xuất khẩu phải đáp ứng các rào cản khắt khe về an toàn vệ sinh thì thủy sản tiêu thụ trong nước lại gần như không bị ràng buộc rào cản nào.
Theo ông Phan Minh Báu, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Lifsap Đồng Nai, trong năm 2014, ban quản lý sẽ phối hợp với các ban, ngành liên quan lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá cấp chứng nhận VietGAP cho khoảng 500 hộ áp dụng quy trình GAHP (quy trình thực hành chăn nuôi tốt) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.