Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Có gan sẽ giàu

Có gan sẽ giàu
Ngày đăng: 27/11/2015

Sau gần 23 năm long đong, lận đận, giờ đây mô hình sản xuất với diện tích hơn 3 ha của gia đình anh đã cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Gian nan thử sức trai...

Thời còn trai trẻ, anh Thảnh xa quê hương vào Cà Mau để kiếm kế sinh nhai.

Hơn 8 năm lao động quanh những ao, đầm nuôi trồng thủy sản ở vùng đất mũi cực nam đã cho anh ít vốn dắt lưng và những kiến thức về chăn nuôi...

Để từ đó, những ý tưởng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, bằng chính sức lực của bản thân đã được hun đúc.

Trở về quê hương sau hơn chục năm xa cách, được sự ủng hộ của gia đình, anh thế chấp sổ đỏ, vay vốn ngân hàng, đấu thầu 9 mẫu đất tại xóm 7, xã Như Hòa để thực hiện khát vọng làm giàu.

Nhớ lại những ngày đầu tiên khởi nghiệp ấy, anh Thảnh kể: Đó là khoảng năm 1993, sau khi chọn được thửa đất ưng ý, tôi đầu tư hơn 300 triệu đồng để xây dựng một khu kinh tế tổng hợp: vừa nuôi cá, nuôi vịt, nuôi lợn, vừa cấy lúa.

Ngoài những khó khăn về nguồn vốn, nhân lực, vụ thu hoạch đầu tiên lại không như mong muốn.

Những giống cá trôi, trắm, mè...

bị dịch bệnh khiến khó khăn càng thêm chồng chất.

Dù thua lỗ nhưng anh Thảnh quyết không nản chí, tiếp tục vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế.

Sau 2 năm trời “đơn thương độc mã”, những khó khăn của anh được san sẻ phần nào cùng người vợ mới cưới.

Kể về những ngày tháng khó khăn đó, anh Thảnh chia sẻ: Ngày ấy chưa xây dựng được khu nhà kiên cố như bây giờ, hai vợ chồng tôi làm tạm chiếc lều ở góc ao.

Những hôm bão gió, vợ chồng mỗi người giữ một cọc để lều khỏi bị đổ.

Sau một thời gian, việc làm ăn đã ổn định hơn.

Nhưng những khó khăn, vận rủi vẫn đeo bám lấy vợ chồng anh Thảnh.

Những năm 2000, việc làm ăn lại thất bại, nợ nần chồng chất.

Đã có thời kỳ, anh phải cắt ruộng để trừ nợ.

Vừa làm vừa trả nợ, dần dần những khoản nợ dần được trả hết, anh bắt đầu tích góp đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi.

Đến ngày “hái quả”...

Hơn 4 năm trở lại đây, anh Thảnh chuyển trọng tâm sang nuôi cá trăm đen vì hiệu quả kinh tế mà giống cá này mang lại khá cao.

Anh Thảnh hồ hởi: Giống cá mà tôi nhập có nguồn gốc từ đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Giống cá trắm rất giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, khi trưởng thành có trọng lượng lớn.

Cùng một chế độ chăm sóc, lượng thức ăn như nhau nhưng cá trắm đen lớn nhanh hơn các loại cá khác, giá bán lại gấp rưỡi những giống khác như: trôi, mè.

Cuối tháng 3 đầu tháng 4, cá bột được anh Thảnh nhập về, chỉ cần chăm sóc 1 tháng là đã có thể xuất hàng.

Trong quá trình nuôi, mỗi tháng rắc vôi bột hoặc chế phẩm sinh học khử trùng nguồn nước một lần nhằm hạn chế dịch bệnh.

Trong những ngày giá rét, anh bơm thêm nước giếng khoan giữ ấm và che kín 1/3 ao bằng bạt ni-lông hoặc bèo tây để tránh gió lùa.

Theo tính toán của anh Thảnh, mỗi năm gia đình anh xuất bán khoảng 4 tấn cá giống, sau khi trừ chi phí thu lãi từ 300 - 400 triệu đồng.

So với nuôi các giống cá truyền thống, hiệu quả cao gấp 3 - 4 lần.

Sau những lần thất bại, anh Thảnh đã đúc rút ra nhiều bài học thực tiễn, cộng với việc tự học tập kỹ thuật nuôi trồng, anh đã gặt gái được thành công.

Bởi vậy, mô hình nuôi cá trắm đen không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho gia đình, mà còn tạo việc làm cho 4 - 5 lao động thường xuyên tại địa phương.

Đối với những hộ có ý tưởng sản xuất giống cá trắm, muốn học hỏi, anh luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật để cùng phát triển kinh tế.

Bận bịu với việc làm ăn như vậy, anh vẫn đảm nhiệm chức vụ Bí thư Chi bộ xóm 7.

Vẫn chưa thực sự hài lòng với quy mô hiện tại, anh Thảnh tâm sự với chúng tôi: Nếu giờ đây có thể vay khoảng 1 tỷ đồng, tôi sẽ mở rộng sản xuất thêm giống cá trạch, hiện đang được khách hàng ưa chuộng, là con nuôi có giá trị kinh tế cao.

Đồng thời phát triển thêm mô hình nuôi lợn siêu nạc khép kín, số lượng khoảng 200 con.

Dường như khát khao làm giàu chính đáng của người đàn ông với nước da ngăm đen vì nắng gió này vẫn còn cháy bỏng lắm.

Mong rằng, anh sẽ sớm thực hiện được ý tưởng đó và góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Người nuôi tôm điêu đứng vì dịch bệnh Người nuôi tôm điêu đứng vì dịch bệnh

Ông Ngô Văn Xuân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoà Liên (Hoà Vang, Đà Nẵng) cho biết, tại thôn Trường Định, xã Hoà Liên, có 33 hộ nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích 26ha. Hiện nay, con tôm đang ở thời kỳ từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng tuổi. Gần đây, bỗng dưng tôm chết hàng loạt làm cho người nuôi điêu đứng.

17/07/2015
Lão nông làm máy chế biến nữ hoàng quả khô mắc ca Lão nông làm máy chế biến nữ hoàng quả khô mắc ca

Ông Lê Thanh Trị (58 tuổi), ở xã Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, vừa công bố chế tạo thành công chiếc máy tách vỏ xanh quả mắc ca. Chưa hết, ông Trị còn sắp cho ra đời thêm 2 loại máy là máy tách vỏ cứng, máy sấy mắc ca, để hoàn thành dây chuyền bóc tách vỏ và sấy khô mắc ca.

17/07/2015
Hậu quả của lạm dụng canh tác Hậu quả của lạm dụng canh tác

Hàng chục ha thanh long bị thối rễ, teo tóp cành là do nguyên nhân gì? Viện Bảo vệ thực vật đã lấy mẫu đất, rễ để xét nghiệm…

17/07/2015
Đề nghị Bộ Công Thương lấp lỗ hổng nhập khẩu đường Đề nghị Bộ Công Thương lấp lỗ hổng nhập khẩu đường

Hiệp hội Mía đường Việt Nam vừa có văn bản gửi các Bộ: Công Thương, Tài chính và NN&PTNT đề nghị bổ sung các quy định để có điều kiện quản lý Thông tư 08 về nhập khẩu đường của Bộ Công Thương.

17/07/2015
Tìm giải pháp giúp con tôm phát triển bền vững Tìm giải pháp giúp con tôm phát triển bền vững

6 tháng đầu năm 2015, tình hình tôm nuôi nước lợ từ Bắc tới Nam khá ảm đạm, người nuôi khắp nơi treo ao. Xuất khẩu tôm cũng gặp khó khăn không kém. Tìm giải pháp giúp dân, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, tăng giá trị… được nhiều đại biểu đặt ra tại Hội nghị phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm nước lợ do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Bạc Liêu chiều 13-7.

17/07/2015